Ngay cả khi virus corona hoành hành khắp năm châu, giới nhân chủng học và khảo cổ học đã có một năm 2020 thành công với những khám phá đầy kinh ngạc, thách thức những gì ta đã biết về tổ tiên loài người - họ là ai, đến từ đâu và đã sống như thế nào. Điều thú vị là các phát hiện mới này “vô tình” liên quan đến những vấn đề gây tranh cãi trong năm 2020 như phong trào Black Lives Matter, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới.Thế nào là chủng tộc?Trong một thời gian dài, hầu hết các nhà khoa học cho rằng những thành viên đầu tiên của loài người chúng ta, Homo sapiens, đã tiến hóa ở châu Phi, rồi từ đó phiêu lưu sang châu Âu và châu Á khoảng 60.000 năm trước. Đến những vùng đất mới, họ chạm trán những loài người nguyên thủy khác vốn đã cư ngụ ở đó và rồi xâm chiếm lãnh thổ. Cho đến những năm gần đây, giả thuyết “Ra khỏi châu Phi” (Out of Africa) bị lung lay bởi những phát hiện mới nhờ vào công nghệ giải trình tự gen.Người hiện đại cổ xưa vẽ voi ma mút bằng lông cừu. Ảnh: Wikimedia CommonsKhông chỉ đơn giản là thế chỗ kẻ địch, Homo sapiens đã giao phối với họ. Chúng ta đã biết rằng cách đây 40.000 đến 60.000 năm, loài người hiện đại từng giao phối với người Neanderthal và người Denisovan - nay đã tuyệt chủng. Không những thế, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Science Advances hồi tháng 2 hé lộ rằng tổ tiên của người Neanderthal và Denisovan từng giao phối với một quần thể người bí ẩn ở lục địa Á - Âu vào 700.000 năm trước, sớm hơn rất nhiều so với bất kỳ hiểu biết nào của chúng ta trước đây.Như vậy, không những toàn bộ con người ngày nay đều thuộc loài duy nhất, mà lịch sử tiến hóa của chúng ta còn đầy rẫy những lần “kết hợp” giữa các loài người khác nhau. Và bằng chứng đang tồn tại trong ADN của chúng ta, chẳng hạn như hầu hết những ai đang sống (trừ người châu Phi vùng Hạ Sahara) có thể tìm thấy một tỉ lệ rất nhỏ ADN của họ ở người Neanderthal.Sự giao phối giữa các quần thể người khác nhau và thậm chí các loài khác nhau đã xảy ra liên tục trong quá trình di cư vĩ đại của con người đến gần như mọi ngóc ngách của hành tinh. Vì thế bộ gen của chúng ta là một di sản phức tạp của những tổ tiên sống cách đây hàng trăm ngàn năm. Điều này còn có ý nghĩa nhất định trong câu chuyện phân biệt chủng tộc, nhất là khi tư tưởng cực hữu, da trắng thượng đẳng gia tăng báo động ở châu Âu, Bắc Mỹ và Úc trong năm qua.“Nhiều người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng tự coi họ là thành viên của một chủng tộc “nguyên chất” có nguy cơ bị “pha loãng” và “nhiễm bẩn”… Nhưng khoa học đã chỉ ra rằng điều đó không tồn tại” - Dennis McNevin, giáo sư ĐH Công nghệ Sydney (Úc), viết trên The Conversation.Người châu Âu, theo McNevin, không “thuần chủng” nhiều hơn hay ít hơn bất kỳ quần thể người nào khác. Nếu những chiến binh Viking tóc vàng, mắt xanh vẫn được coi là hình mẫu “thuần chủng” lý tưởng thì đã đến lúc tất cả phải nghĩ lại…Một nghiên cứu công bố trên Nature vào tháng 9 cho thấy trên thực tế người Viking nhiều khả năng có mái tóc màu sậm hơn cả người Bắc Âu hiện đại. Nhờ giải trình tự gen, giờ đây chúng ta thêm tin tưởng rằng “chủng tộc” không thể được định nghĩa về mặt sinh học. Ý tưởng cốt lõi trong phân biệt chủng tộc (rằng các chủng tộc khác nhau sở hữu những đặc điểm, khả năng hoặc phẩm chất riêng biệt để phân biệt họ là kém hơn hoặc vượt trội hơn nhau) vốn không có cơ sở di truyền học.Dennis McNevin kết luận: màu da, màu tóc và màu mắt sáng chỉ đơn giản là sự thích nghi với khí hậu Bắc Âu. Những đặc điểm này tồn tại giữa vô số đặc điểm di truyền khác được trao đổi từ nhiều quần thể người, ngày xưa lẫn ngày nay.Phụ nữ có biết săn bắt?Năm 1878 ở Thụy Điển, một chiến binh Viking từ thế kỷ X được phát hiện trong một ngôi mộ chứa đầy vũ khí, ám chỉ người này nắm giữ nhiều quyền lực quân sự. Trong suốt thế kỷ tiếp theo, người ta nhận định chiến binh này là nam giới. Mãi đến năm 2017, kết quả phân tích ADN đã đánh bay niềm tin trên khi kết luận người nằm trong mộ là phụ nữ. Chúng ta đã mất ngần ấy thời gian để đặt nghi vấn và tìm ra sự thật, chủ yếu vì các mặc định về giới tính của người hiện đại đã cản trở con đường khoa học - trong trường hợp này, rằng tất cả chiến binh giữ địa vị cao đều là nam giới, theo Scientific American.Phụ nữ trong vai trò săn bắt. Ảnh: Academic Technology ServicesBăng qua Đại Tây Dương đến châu Mỹ, những lầm tưởng tương tự đã xuất hiện tại các khu chôn cất của người cổ đại. Trong một nghiên cứu công bố đầu tháng 11-2020 trên Science Advances, Randall Haas - nhà nhân chủng học tại ĐH California, Davis (Mỹ) và các đồng nghiệp cho biết tại một khu chôn cất 9.000 năm tuổi mới được phát hiện ở dãy núi Andes (Peru), có nhiều công cụ dùng để săn bắt động vật lớn như hươu, nai và mẩu xương người. Các nhà khoa học cho rằng đó là xương của một nam thợ săn, cho đến khi có những phân tích protein trong răng đáng tin cậy cho thấy đó là một phụ nữ.Khi tiếp tục phân tích xương từ 27 khu chôn cất khác, cũng có công cụ săn bắn và mảnh xương người và có cùng niên đại ở khắp Nam và Bắc Mỹ, nhóm nghiên cứu nhận thấy tỉ lệ tương đương giữa số đàn ông và phụ nữ có thể giữ vai trò đi săn. Kết quả này đã chôn vùi một định kiến về tổ tiên chúng ta rằng đàn ông thì săn bắt, còn phụ nữ thì hái lượm.Pamela Geller - phó giáo sư nhân chủng học tại ĐH Miami (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu nói trên - nói với Scientific American rằng những phát hiện này “chứng minh những gì mà các học giả nữ quyền đã bàn luận trong mấy thập kỷ qua” về vai trò thợ săn của phụ nữ thời sơ khai. Có vẻ như đôi mắt hiện đại của chúng ta nhìn nhận về giới tính rất khác so với tổ tiên ta đã từng…Biến đổi khí hậu chả đáng lo?Trong số ít nhất sáu loài người nguyên thủy khác nhau, tất cả đều thuộc chi Homo, chỉ có Homo sapiens chúng ta tồn tại đến ngày nay. Chuyện gì đã xảy ra? Một nghiên cứu đăng trên One Earth vào tháng 10, kết hợp mô hình khí hậu và hồ sơ hóa thạch, đã gợi ý rằng chính biến đổi khí hậu - hay nói cách khác là sự thất bại trong việc thích ứng với khí hậu ấm lên hoặc lạnh hơn - có thể góp phần đáng kể trong ngày tận thế của họ. Nhóm nghiên cứu từ nước Ý phát hiện rằng trung bình mỗi năm nhiệt độ khí hậu đã giảm đến 90F (50C) trước khi các loài này biến mất.Trong một thông cáo báo chí, tác giả chính của nghiên cứu Pasquale Raia, thuộc ĐH Naples Federico II (Ý), cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng bất chấp những tiến bộ kỹ thuật bao gồm việc sử dụng lửa và các công cụ bằng đá tinh chế, sự hình thành các mạng lưới xã hội phức tạp và - trong trường hợp của người Neanderthal - thậm chí là sản xuất mũi giáo, quần áo vừa vặn và sự trao đổi đáng kể về văn hóa và di truyền với Homo sapiens, các loài Homo trong quá khứ không thể tồn tại trước biến đổi khí hậu khốc liệt”.“Thật đáng lo ngại khi phát hiện ra rằng tổ tiên của chúng ta, vốn không kém phần ấn tượng về sức mạnh tinh thần so với bất kỳ loài nào khác trên Trái đất, đã không thể chống lại biến đổi khí hậu” - Pasquale Raia nói.Những thay đổi to lớn của môi trường cùng với những sự tuyệt chủng vốn không phải là một phần bất thường của Trái đất trong quá khứ vĩ đại của nó. Nhưng những gì đang diễn ra với hành tinh xanh lần này không còn xa lạ, bởi nó liên quan đến loài người chúng ta. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta một cánh cửa trở về quá khứ, có thể giúp loài người hiểu biết về thực tại của mình. Như Scott Hocknull - tác giả của nghiên cứu - đã đặt câu hỏi: Liệu chúng ta sẽ để tâm đến những lời cảnh báo từ quá khứ, hay lựa chọn gánh chịu hậu quả?■Một phát hiện khác: không phải loài người đã đẩy các loài động vật khổng lồ (megafauna) của lục địa Úc xuống bờ tuyệt chủng. Một lần nữa, biến đổi khí hậu là nguyên nhân, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature hồi tháng 5.Khi loài người lần đầu tiên đặt chân đến khu vực mà ngày nay là bang Queensland (Úc), họ có thể đã nhìn thấy những loài động vật lớn cổ đại như kỳ đà dài đến 6 mét hay kangaroo cao lớn gấp đôi họ. Có ý kiến cho rằng chúng đã biến mất ngay sau khi con người xuất hiện ở lục địa này với khả năng săn bắt điêu luyện.Tuy nhiên, giả thuyết này đang bị thách thức bởi một tập hợp đa dạng những loài khổng lồ cổ đại này vẫn còn tồn tại cách đây 40.000 năm, sau khi loài người đã lan rộng khắp châu lục. Khung thời gian chúng biến mất trùng khớp với những thay đổi liên tục trong khu vực về nguồn nước và thảm thực vật, cũng như các đám cháy ngày càng thường xuyên hơn. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Nhìn lại 2020 Tags: Lịch sửKhảo cổ họcNhìn lại 2020Nhân học
Tin tức thế giới 15-11: Rộ tin tỉ phú Elon Musk gặp đại sứ Iran, ông Trump nghiêm túc về chuyện Iran BÌNH AN 15/11/2024 Đây là dấu hiệu ban đầu cho thấy ông Trump nghiêm túc về vấn đề ngoại giao với Iran; Hezbollah tấn công căn cứ quân sự ở Tel Aviv.
Hãy quên khái niệm người Hà Nội gốc đi! THIÊN ĐIỂU 15/11/2024 Về khái niệm người Hà Nội gốc gây tranh cãi và "bất hòa" nhiều năm nay, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Phạm Xuân Thạch nói: 'Tốt nhất là nên quên nó đi'.
Tin tức sáng 15-11: Doanh nghiệp phải trả gần 66.000 tỉ đồng nợ trái phiếu cuối năm TUỔI TRẺ ONLINE 15/11/2024 TP.HCM lập hội đồng thu hút người tài trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao; Khách của ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học sẽ gặp khó.
Nga tuyên bố sẵn sàng đàm phán nếu ông Trump khởi xướng TRẦN PHƯƠNG 14/11/2024 Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc nói Matxcơva sẵn sàng đàm phán chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine nếu ông Trump khởi xướng, nhưng kèm theo điều kiện.