Phóng to |
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam Nguyễn Thái Lai (giữa) tại phiên khai mạc hội thảo quốc tế hôm 2-4 - Ảnh: Đông Phương |
Hội thảo với sự tham dự của nhiều chuyên gia đến từ các nước thuộc lưu vực sông Mekong bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Myanmar, các tổ chức tài trợ, tổ chức xã hội…
Nội dung chính của hội thảo bàn về các biện pháp đảm bảo an ninh nguồn nước, năng lượng, lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu, quản lý các trường hợp cực đoan trong các lưu vực sông Mekong, chia sẻ lợi ích vùng trong tương lai vì sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong, khắc phục tình trạng lũ lụt, vấn đề thủy điện, phù sa...
Các vấn đề và giải pháp được đưa ra tại hội thảo sẽ được chuyển đến lãnh đạo của bốn nước tham dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong diễn ra vào ngày 5-4 sắp tới.
Hội nghị cấp cao lần hai của Ủy hội sông Mekong có sự tham dự của nhiều quan chức cao cấp đến từ các nước thuộc lưu vực sông Mekong: Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul cùng đại diện của Trung Quốc, Myanmar. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự hội nghị cấp cao lần này.
Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế được tổ chức lần đầu tiên ngày 5-4-2010 tại Hua Hin (Thái Lan) nhân dịp kỷ niệm 15 năm ký kết Hiệp định hợp tác và phát triển bền vững lưu vực sông Mekong (Hiệp định Mekong 1995).
Hiệp định Mekong 1995 do bốn quốc gia hạ lưu vực Mekong là Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam ký kết là một dấu mốc hết sức quan trọng của các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mekong sau nhiều thập kỷ hợp tác kể từ năm 1957. Trung Quốc và Myanmar mặc dù cũng là các quốc gia ven sông nhưng không tham gia ký kết hiệp định và gia nhập ủy hội mà chỉ là các đối tác đối thoại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận