Du khách Canada trong trang phục áo dài cách điệu - Ảnh: BÌNH MINH
Anh Thành, một "ông đồ" trẻ tại đây, cho biết lượng khách nước ngoài đến xin chữ tuy không nhiều như người Việt nhưng cũng đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong thời gian gần đây. Trong đó, khách châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… chiếm đa số.
Hầu hết khách không mua những sản phẩm có sẵn vì không hiểu tiếng Việt, mà thường yêu cầu các "ông đồ" viết chữ bằng tiếng Anh theo yêu cầu. Sản phẩm được chọn mua nhiều nhất vẫn là những bao lì xì hoặc thiệp mừng nhờ kích thước nhỏ gọn, thuận tiện để tặng hoặc lưu giữ.
Những chữ thường được khách quốc tế nhờ viết nhiều nhất là Happy New Year, Lucky hoặc Lucky Money.
Dù đã sống và làm việc tại TP.HCM được 7 năm, đây là lần đầu tiên anh Rhys (người Anh) cùng gia đình đến "". Mặc bộ áo dài cách điệu in họa tiết rồng, anh khoe đây là chiếc áo mà anh mặc cách đây 2 năm trong đám cưới theo phong tục Việt Nam.
Chị Mai Thy, vợ anh Rhys, tươi cười cho biết ấn tượng đầu tiên của chị về "phố ông đồ" là nơi đây rất đẹp và nhộn nhịp.
Anh Rhys và chị Mai Thy lần đầu tiên ghé "phố ông đồ" nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019 - Ảnh: BÌNH MINH
Anh Sebastian (người Áo) cho biết dù đã đến TP.HCM nhiều lần, đây là lần đầu tiên anh quyết định kéo dài chuyến công tác để trải nghiệm không khí tết Việt.
"Tôi thích tìm hiểu về văn hóa châu Á. Việt Nam là một trong những quốc gia để lại trong tôi nhiều tình cảm đặc biệt. Nhiều người nói tết Việt Nam giống tết Trung Quốc, nhưng tôi nghĩ mỗi quốc gia sẽ có những màu sắc rất riêng", anh nói.
Theo anh, điều khiến du khách nước ngoài yêu thích ở Việt Nam là sự nhẹ nhàng, hiếu khách và chân tình của con người. Chính điều này đã khiến hình ảnh Việt Nam lưu lại trong ký ức của nhiều người.
"Tôi thích cách người Việt Nam xuất hiện trong những bộ áo dài truyền thống, đặc biệt là những cô gái. Trông họ nền nã, duyên dáng và quyến rũ, khác hẳn với khi mặc những bộ đồ công sở thường ngày", anh chia sẻ.
Nhóm du khách nước ngoài thích thú với những chiếc quạt lưu niệm có chữ "Sài Gòn" được viết bằng thư pháp - Ảnh: BÌNH MINH
Chị Miyoko (phải) chụp hình cùng thiếu nữ trong bộ áo dài truyền thống - Ảnh: BÌNH MINH
Bé Vương An (giữa, người Mỹ) được gia đình mua tặng chữ "Tâm" viết bằng thư pháp tại "phố ông đồ" sáng 27-1 - Ảnh: BÌNH MINH
Hai du khách người Hàn Quốc trước gian hàng thư pháp với nhiều sản phẩm đầy màu sắc - Ảnh: BÌNH MINH
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận