19/12/2005 18:05 GMT+7

Khách mời TTC: Nhà văn Trần Kim Trắc

TS.TTC
TS.TTC

TTC - Thường thì tuổi càng cao, kinh nghiệm nhiều thì viết mới hay, tác phẩm mới dễ đoạt giải. Ông có bí quyết gì giúp lớp trẻ "rút ngắn giai đoạn" để chóng thành công không? Khi đã nhiều tuổi đi theo nghiệp văn dễ hay khó? TRẦN QUANG THẮNG (Đồng Nai); NGÔ THỊ HIỀN (Nam Định)

BZhdtQSn.jpgPhóng to
TTC - Thường thì tuổi càng cao, kinh nghiệm nhiều thì viết mới hay, tác phẩm mới dễ đoạt giải. Ông có bí quyết gì giúp lớp trẻ "rút ngắn giai đoạn" để chóng thành công không? Khi đã nhiều tuổi đi theo nghiệp văn dễ hay khó? TRẦN QUANG THẮNG (Đồng Nai); NGÔ THỊ HIỀN (Nam Định)

- Viết văn là nghề "đánh giặc mồm", nếu còn trẻ thì ra sân thi đấu, già thì ngồi khán đài. Lo gì! Nhà văn nói chung, làm việc bằng trái tim chứ không chỉ bằng cái đầu. Muốn viết phải có cảm hứng, cảm hứng dồi dào cộng với kinh nghiệm và thực tế phong phú thì viết dễ hay chứ không có bí quyết gì cả!

* Bí quyết gì để ông viết tốt cho đến khi tuổi đã cao? Phải chăng gừng càng già càng cay? Bác nghĩ gì về lớp "măng" mới mọc trong làng văn? (Nhiều bạn đọc)

- Bí quyết ư? Chẳng có gì ngoài việc sử dụng bộ nhớ, quan sát chuyện đời… làm tư liệu để viết. Thế hệ trẻ học cao hơn, hoạt động kinh tế sôi động hơn, yêu đương dữ dội hơn chúng tôi nhiều. Trước sau gì cũng có quý nhân xuất hiện, nóng làm gì!

* Có người nói "nhà văn trước hết phải mê văn chương". Vậy theo ông, một người đam mê văn chương có thể trở thành nhà văn không? Theo bác, văn chương thổi phồng sự kiện có hấp dẫn người đọc không? Bác có tin rằng các giải thưởng là "điểm tựa" để các nhà văn vươn lên không? (Nhiều bạn đọc)

- Đâu phải ai mê gái cũng trở thành chồng tốt! Mê là một chuyện, mà làm được là chuyện khác. Nhà văn phản ảnh cuộc đời có sáng tạo để mô tả cho “tới chỉ”, chứ không thổi phồng. Văn học soi gương thì có hấp dẫn, nhưng rất mau bị quên. Nhà văn cũng là con người bình thường, được khen thì thích. Ai cũng vậy mà!

* Xin hỏi thật, bác đừng giận, khi muốn truyện đăng báo hoặc in sách, bác có “chạy chọt" với ai đó không? Khi một tác phẩm bị "báo chê", bác làm gì với nó? NGUYỄN VĂN TÁM (TP.HCM); TRẦN DUY PHONG(Cần Thơ)

- Chạy chọt là thiếu tự trọng và thiếu tự tin. Tôi không làm chuyện đó. Còn nếu truyện không đăng được thì thôi, vì tôi vốn hiền và thích làm lành với cuộc đời.

* Theo ông, làm gì để "văn học là nhân học"? VÕ ĐÌNH LANG (Bình Định)

- Văn học không dắt ai đi mà chỉ lóe sáng để ta tự đi. Lấy sự thật ngoài đời rọi vào tâm hồn để người ta sống thiện, sống đẹp hơn, tự hoàn thiện bản thân là nhân học đó.

* Bác có dùng bút của mình "đâm mấy thằng gian" không? TRẦN DUY PHONG (Cần Thơ)

- Hổng dám đâu! Tôi đâu dám sánh với cụ Đồ. Tôi chỉ dám chọc ngứa để người ta phải gãi sột soạt, và phải tắm bằng xà bông sát trùng để trị ghẻ ngứa tâm hồn thôi.

* Ai cũng có bóng hồng thấp thoáng trong tác phẩm. Bác có bóng hồng nào không? Bác có định viết về tình yêu không? NGUYỄN THỊ THÚY DIỄN (Bến Tre)

- Giấu bản lĩnh yêu đương của mình thời trẻ là một thứ ích kỷ. Chuyện tình yêu tôi đã và đang viết, tại sao không? Nhưng nên nhớ, ai lên giường cũng tắt đèn, đóng cửa, ra đường đều mặc quần áo, chẳng ai thoát y mà đi. Viết về tình yêu là nâng cao giá trị tinh thần, không được gây phản cảm.

* Điều gì làm ông "ớn" nhất khi cầm bút? Truyện của ông có "hơi hướng" ghét đàn ông, và có mùi tình cảm đặc biệt với đàn bà. Sao vậy? CHÚA TRỊNH (Đắc Lắc)

- Tôi chỉ ớn… tôi thôi, chứ chẳng ớn ai cả. Văn học cũng mang tính đực, cái mà! Phải có cả đực lẫn cái thì mới sinh ra được những đứa con tinh thần bụ bẫm chớ!

Khách mời kỳ tới: Mời bạn đặt câu hỏi với nghệ sĩ ưu tú Bạch Tuyết

kELT5QqR.jpgPhóng to
Vào nghề năm 16 tuổi, 2 năm sau, 1963 được giải triển vọng Thanh Tâm - một giải thưởng dành cho nghệ sĩ cải lương rất có giá trị thời bấy giờ trong vở Tàn một kiếp hoa. Ít lâu sau, với vai Lê Thị Trường An trong vở Tuyệt tình ca, chị được giải xuất sắc Thanh Tâm, sau đó được báo chí tặng danh hiệu Cải lương chi bảo. Sau giải phóng, chị tiếp tục hoạt động nghệ thuật và được đánh giá cao trong vở Đời cô Lựu. Bạch Tuyết là một nghệ sĩ cải lương hiếu học và tự học, có bằng tiến sĩ nghệ thuật. Quan niệm sống của chị: "Sống là cho và được cho".
TS.TTC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên