19/11/2020 11:16 GMT+7

Kết nối đường ống dẫn khí dài hơn 3.600km qua 6 nước ASEAN

N.AN
N.AN

TTO - Đường ống dẫn khí đạt chiều dài 3,631km qua 6 quốc gia Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Việt Nam đã được kết nối, hình thành 9 trung tâm khí hóa lỏng LNG với tổng công suất 38,75 triệu tấn/năm.

Kết nối đường ống dẫn khí dài hơn 3.600km qua 6 nước ASEAN - Ảnh 1.

Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEA N lần thứ 38 do Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An chủ trì - Ảnh: BCT

Thông tin được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 và các hội nghị liên quan vừa được khai mạc sáng nay, 19-11 tại Hà Nội theo hình thức trực tuyến. Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An chủ trì hội nghị.

Theo đó, các bộ trưởng ghi nhận những kết quả nổi bật trong hợp tác năng lượng ASEAN. Bao gồm cường độ năng lượng khu vực ASEAN hiện đã giảm 21,4% so với năm 2005, vượt mục tiêu ban đầu giảm 20% vào năm 2020.

Đặc biệt, đường ống dẫn khí đạt chiều dài 3,631km qua 6 quốc gia Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Việt Nam được hình thành và kết nối. Gắn với đó là việc hình thành 9 trung tâm khí hóa lỏng LNG với tổng công suất 38,75 triệu tấn/năm.

Các dự án kết nối lưới điện cũng được kết nối giúp tăng công suất trao đổi điện năng lên 10.800 MW vào năm 2020 và hơn 16.000MW sau 2020.

Trong đó, dự án thí điểm liên kết, trao đổi điện đa phương giữa Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore đã triển khai thành công giai đoạn 1 với sự kết nối, thực hiện giao dịch mua bán điện giữa Lào và Malaysia thông qua lưới điện của Thái Lan từ tháng 1-2018.

Đồng thời, tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của khu vực ASEAN ngày càng tăng cao, hướng tới đạt được mục tiêu tỉ lệ gia tăng năng lượng tái tạo 23% trong năm 2025.

Với chủ đề hợp tác năng lượng năm 2020 là "Chuyển dịch năng lượng hướng đến phát triển bền vững trong khu vực ASEAN" trong bối cảnh nguy cơ dịch bệnh COVID-19 còn thường trực, các bộ trưởng thống nhất thúc đẩy nỗ lực và sáng kiến ứng phó với COVID-19, tăng cường hợp tác để hoàn thành các chỉ tiêu năng lượng.

Chiều 19-11, Hội nghị Bộ trưởng năng lượng ASEAN chính thức khai mạc cùng với Hội nghị Bộ trưởng ASEAN - IEA và lễ trao giải năng lượng ASEAN 2020.

Đây là lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng năng lượng ASEAN thường niên được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các bộ trưởng/trưởng đoàn năng lượng của 10 nước thành viên, Ban thư ký ASEAN (ASEC), Trung tâm năng lượng ASEAN (ACE) và các Hội đồng Dầu khí ASEAN (ASCOPE), đại diện Hội nghị quan chức cao cấp của các đơn vị điện lực ASEAN (HAPUA).

Các đoàn đại biểu cấp cao của các quốc gia đối tác trong các khuôn khổ đối thoại của AMEM gồm ASEAN+3 (Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc); EAS EMM (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga, Hoa Kỳ) và các tổ chức quốc tế: Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA).

ASEAN và bài toán về chuyển đổi năng lượng ASEAN và bài toán về chuyển đổi năng lượng

Kinh tế các quốc gia Đông Nam Á phát triển nhanh chóng trong nhiều năm liền, kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng lớn. Chính điều này khiến nhiều quốc gia hiện phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng.


N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên