Kẹo dừa từ cốt dừa béo thơm, mạch nha bằng nếp tốt
Kẹo dừa là một món đặc sản hiện lên trong tiềm thức của người Việt Nam khi nhắc về tỉnh Bến Tre. Loại kẹo này vừa mang yếu tố truyền thống, văn hóa, vừa là mặt hàng phục vụ cho mục đích du lịch trong khu vực.
Kẹo dừa có nguồn gốc tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Ban đầu bà con vùng này gọi đây là kẹo Mỏ Cày. Theo thời gian, nhiều người điều chỉnh cách chế biến và cho ra đời hương vị như ngày nay.
Kẹo dừa rất mềm và dai. Trong từng hương vị của kẹo cũng bộc lộ rõ thói quen ăn uống đặc trưng của người miền Tây, đó là vị ngọt sắc và thơm mùi dừa. Khi ăn, kẹo sẽ tan dần trong miệng.
Loại đặc sản này đòi hỏi người ăn phải kiên trì để cảm nhận vị của dừa hòa trong cái ngọt và hương thơm dịu, nhẹ nhưng tạo ấn tượng khó tả.
Để làm nên những viên kẹo này, người nghệ nhân cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm đường, đường mạch nha, nước cốt dừa. Món ăn đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ trong từng công đoạn.
Đường mạch nha được làm từ ngũ cốc, hạt lúa mì, gạo nếp… Vì thế, người thợ phải lựa loại nếp tốt, hạt to.
Ngoài ra, bà con nơi đây còn chú ý chọn những trái dừa khô vừa chín, được hái từ trên cây xuống và có màu rám vàng. Đặc điểm của những trái này là nước còn rất ít, cơm dừa dày.
Khi ấy, dừa sẽ bộc lộ rõ hương vị đặc trưng, dùng làm nước cốt sẽ cho ra vị ngọt thanh hơn.
Khi các nguyên liệu đã sẵn sàng, người thợ sẽ cho tất cả vào một chảo lớn và khuấy liên tục. Công đoạn khuấy trông có vẻ đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự công phu, điêu luyện.
Lửa nhỏ khiến hỗn hợp bị lỏng, lửa lớn dễ khiến kẹo bị đặc. Vì thế, người thợ phải khuấy đều tay trong lúc sên. Tuy nhiên về sau máy móc đã trở thành công cụ chính làm việc này.
Khi hỗn hợp trở nên sền sệt và chuyển sang màu nâu caramel, những nghệ nhân bắt đầu đổ kẹo vào khuôn, cho thêm các thành phần khác như đậu phộng, lớp kẹo lá dứa, kẹo sầu riêng… Cuối cùng là cắt thành những viên kẹo.
Trở thành hình ảnh văn hóa của bà con miền Tây sông nước, kẹo dừa thường xuất hiện trên những bàn trà và những câu chuyện đời thường.
Đến ngày nay, không ít du khách cả trong lẫn ngoài nước đến đây để tìm hiểu nếp sống của người địa phương, trong đó chắc chắn phải kể đến việc ăn kẹo dừa.
Dẫn đầu toàn danh sách là top 3 món sô cô la:
Đứng nhất là Belgian Chocolate (sô cô la của Bỉ), với 4.8/5 sao.
Loại sô cô la này được áp dụng những kỹ thuật hiện đại để tạo sự hòa quyện giữa nguyên liệu sô cô la nguyên chất và những loại hạt, rượu, trái cây… để mang lại trải nghiệm hương vị mới lạ cho người ăn.
Đứng nhì là Gianduja, với 4.6/5 sao. Đây là một loại kem làm từ sô cô la và hạt phỉ xay, được áp dụng kỹ thuật hiện đại để tăng thêm hương vị sô cô la. Món này ra đời để khắc phục tình trạng thiếu hụt sô cô la làm từ cacao nguyên chất.
Hạng ba thuộc về Chocolate truffles, đạt 4.4/5 sao. Nguyên liệu cần ganache (hỗn hợp sô cô la với kem béo hoặc sữa đã đông đặc) được nhúng vào sô cô la và phủ lên một lớp bột cacao.
Người nghệ nhân thường làm sô cô la đa dạng bằng cách pha thêm bơ đậu phộng, rượu, caramel, trái cây… vào ganache.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận