Xe truyền tin của các đài truyền hình nối đuôi nhau gần hiện trường vụ thảm sát hộp đêm Pulse ở Orlando, Florida ngày 13-6 - Ảnh: AP |
Theo LA Times, “Pulse Orlando” và “shooting” là hai từ khóa mà Omar Mateen đã gõ vào chiếc điện thoại của hắn - theo các nhà điều tra.
Đây là một dữ liệu quan trọng cho thấy điểm chung với các vụ xả súng trước đây ở Mỹ: hung thủ rất quan tâm truyền thông viết gì về mình, trong một số trường hợp còn tự tay “đạo diễn”.
Hung thủ vụ thảm sát Virgina năm 2007 cũng ngừng giữa chừng để gửi một đoạn video đến đài NBC nhận trách nhiệm và giải thích động cơ của hắn. Vụ Isla Vista (California) năm 2014 thì hung thủ đăng video lên trang Youtube. Những kẻ khác thì thảo luận kế hoạch của chúng trên các diễn đàn.
Các chuyên gia nghiên cứu bạo lực hàng loạt nhận định truyền thông hiện nay không còn giữ vai trò đơn thuần là đưa tin, họ đã là một phần của câu chuyện (bắn giết) vì cách phủ sóng dày đặc những bi kịch. Điều này càng “truyền cảm hứng” thêm cho những kẻ thủ ác mới.
“Đây dường như là một cách để chúng đạt được sự công nhận và sự tôn trọng mà chúng thiếu trong cuộc sống thường nhật. Chúng ta sống trong một thế giới mà con người rất quan tâm đến vị thế xã hội và khán giả của mình”, ông Dewey Cornell, chuyên gia tâm lý pháp y thuộc ĐH Virgina đánh giá.
Trên khắp thế giới, những kẻ xả súng hàng loạt từng để lại thư tuyệt mệnh và thông điệp mô tả cách chúng được truyền cảm hứng bởi vụ thảm sát trường trung học Columbine, Littleton, Colorado năm 1999. Đây là một trong những vụ thảm sát học đường đầu tiên trong kỷ nguyên đưa tin của truyền hình cáp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận