15/09/2023 17:06 GMT+7

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8 của Bộ Công Thương bị trả về do 'chưa đáp ứng yêu cầu'

Đánh giá về dự thảo Quy hoạch điện 8 được Bộ Công Thương trình vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu để triển khai khả thi, hiệu quả, Phó thủ tướng giao bộ xây dựng lại, tiếp thu đầy đủ các ý kiến.

Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương hoàn thiện lại Quy hoạch điện 8 trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bộ ngành, địa phương - Ảnh: N.KH

Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương hoàn thiện lại Quy hoạch điện 8 trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bộ ngành, địa phương - Ảnh: N.KH

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện 8).

Kết luận nêu rõ: kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8 là nội dung rất khó, cần rà soát, tính toán kỹ lưỡng mới đáp ứng yêu cầu phê duyệt theo quy định.

Trình tự, thủ tục chưa đầy đủ

“Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, song dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8 được Bộ Công Thương trình Thủ tướng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu chi tiết để triển khai khả thi, hiệu quả và trình tự, thủ tục còn chưa đầy đủ theo quy định” - kết luận nêu rõ.

Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến xác đáng của các bộ, cơ quan tại cuộc họp để hoàn thiện kế hoạch. Trong đó lưu ý bám sát các mục tiêu của Quy hoạch điện 8 đã được phê duyệt, đặc biệt là phát triển nguồn, lưới điện, các giải pháp, nguồn lực thực hiện.

Rà soát, thống kê đầy đủ các dự án nguồn năng lượng tái tạo đã được phê duyệt và đang thực hiện, đáp ứng yêu cầu của quy hoạch, rà soát tiến độ đề xuất trong kế hoạch thực hiện. Hướng dẫn địa phương về tiêu chí cụ thể, đề xuất các dự án đáp ứng yêu cầu được tiếp tục triển khai và đưa vào kế hoạch thực hiện.

Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương rà soát các quy định liên quan quy hoạch, điện lực, đất đai, pháp luật. Công tác quản lý, điều hành về cung ứng điện phải bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Mục tiêu nhằm xác định sự cần thiết hay không cần thiết của việc tính toán cân đối cung - cầu hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện các miền và xác định danh mục các dự án nguồn điện đưa vào vận hành đến năm 2030.

Bổ sung thêm báo cáo về các dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông; làm rõ tính khả thi và tiến độ triển khai của các dự án để đề xuất cụ thể. Nghiên cứu thí điểm giao EVN và doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện triển khai dự án điện gió ngoài khơi.

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm rà soát thực hiện thủ tục xây dựng kế hoạch, đảm bảo đúng quy định, lấy ý kiến đầy đủ của các địa phương.

Làm rõ việc phân bổ công suất đến từng vùng, tỉnh

Đối với việc giữ nguyên đề xuất phát triển nguồn năng lượng tái tạo theo hướng phân bổ công suất đến vùng hoặc tỉnh, Phó thủ tướng đề nghị cần bổ sung báo cáo rõ về việc tổ chức thực hiện, đảm bảo tính khả thi.

Trước đó, tại tờ trình về kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8, Bộ Công Thương cho hay giai đoạn đến 2030, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 11,3 - 13,5 tỉ USD đầu tư các dự án nguồn và lưới điện, từ nguồn đầu tư công và vốn khác.

Nguồn điện lớn sẽ được phân theo loại hình, vùng miền. Trong đó, nguồn điện chạy nền vẫn giữ vai trò quan trọng như điện khí LNG nhập khẩu, khí trong nước, thủy điện lớn. Dự án điện gió ngoài khơi, mặt trời sẽ phân bổ theo vùng, địa phương lựa chọn quy mô, vị trí dự án. 

Các dự án điện mặt trời mái nhà sẽ được phân bổ theo tỉ lệ quy mô diện tích đất khu công nghiệp, với công suất phát triển khoảng 2.600 MW năm 2030.

Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề xuất cơ chế, giải pháp tháo gỡ vướng mắc để thực hiện hiệu quả kế hoạch này.

UBND tỉnh, thành phố rà soát quy hoạch địa phương đảm bảo đồng bộ, thống nhất với kế hoạch thực hiện. Các địa phương lựa chọn chủ đầu tư các dự án phù hợp quy mô công suất từng loại nguồn điện được xác định cho tỉnh trong kế hoạch này.

Phải Phải 'chỉn chu' với Quy hoạch điện 8

Một nhà đầu tư điện gió từ Thái Lan có dự án mắc kẹt vì không kịp hưởng giá cố định (FIT) và đang phải đàm phán giá chuyển tiếp đã than thở rằng nếu tình trạng này cứ kéo dài, doanh nghiệp phải cân nhắc việc tiếp tục đầu tư ở Việt Nam.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên