Sau khi hoàn thành, tháp Ashalim sẽ có chiều cao khoảng 240 m, cao hơn tháp mặt trời cao nhất thế giới hiện nay (tháp Ivanpah, cao 137 m, nằm trong sa mạc Mojave ở bang California, Mỹ).
Chi phí xây dựng tháp Ashalim vào khoảng 570 triệu USD do tập đoàn General Electric của Mỹ, tập đoàn Alstom của Pháp và một quỹ đầu tư tư nhân của Israel tài trợ.
Tòa tháp sử dụng 55.000 tấm pin năng lượng mặt trời với tổng diện tích phản chiếu lên tới 1 triệu m2. Mô phỏng hoa hướng dương, các kỹ sư sẽ thiết kế và lập trình đã khiến những tấm pin này tự động hướng về nơi có ánh sáng mặt trời.
Theo tính toán, sau khi hoàn thành, tòa tháp sẽ tạo ra lượng điện khoảng 121 MW, tương đương 2% nhu cầu điện năng của Israel, đủ cung cấp cho một thành phố 110.000 dân.
Việc xây dựng tháp năng lượng mặt trời cao nhất thế giới phản ánh kỳ vọng của Israel trong việc giảm phụ thuộc vào nhiệt điện, hướng tới nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Chính phủ Israel hi vọng đến năm 2020, năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 10% trong tổng số lượng điện tiêu thụ của cả nước.
Israel hiện đang phụ thuộc phần lớn vào nhiệt điện từ than, khí thiên nhiên và dầu thô. Trong bối cảnh các nhà máy này đang phát thải rất nhiều khí CO2 thì sử dụng năng lượng mặt trời được xem là một giải pháp thay thế dù giá không hề rẻ.
Ông Eran Gartner, người đứng đầu tập đoàn Megalim - đơn vị quản lý dự án tháp Ashalim - cho biết số tiền phải bỏ ra để có được năng lượng từ các tháp mặt trời đắt gấp 2-3 lần chi phí sản xuất điện năng từ một nhà máy thủy điện hay nhiệt điện truyền thống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận