Phóng to |
Thông tin đánh cắp đã bị hacker thổi lên để khoa trương chiến tích - Ảnh: Ynetnews |
Mức độ thiệt hại đến nay vẫn chưa được công bố rõ ràng. Nhóm tin tặc trên đã tung lên Internet một tập tin chứa 400 nghìn tài khoản tín dụng, trong đó có tài khoản của khá nhiều nhân vật nổi tiếng của Israel, từ những vận động viên thể thao cho đến giới nghệ sĩ. Trong khi đó, các ngân hàng ở Israel lại tuyên bố chỉ có khoảng 18 ngàn tài khoản trong số đó là hợp pháp.
Theo tờ Ynet của Israel, tin tặc đã hoan hỉ gọi cuộc tấn công này là một “món quà cho thế giới nhân dịp năm mới”. Nhưng Ofer Schwartz, một chuyên gia người Israel, đã phát hiện ra trong tập tin bị rò rỉ trên Internet, có rất nhiều những thông tin trùng lặp. Không những vậy, trong tập tin này còn có khá nhiều thông tin giả mạo hoặc hết hạn. Có thể nhóm này đã cố ý “thổi” số lượng lên để chiến tích thêm phần “vẻ vang”.
Ngay sau khi phát hiện sự cố, các công ty thẻ tín dụng tại Israel đã khóa lại các tài khoản bị rò rỉ và hứa đền bù thiệt hại cho các chủ thẻ. Tuy vậy, nhóm tin tặc trên vẫn kịp dùng chiến lợi phẩm của mình để thực hiện một số giao dịch qua internet.
Anonymous lên kế hoạch tấn công Sony
Trong một diễn biến khác của an ninh mạng thế giới, đầu năm 2012 có vẻ là một thời điểm tốt để các nhóm hacker đánh bóng lại tên tuổi. Sau một năm chao đảo vì nhóm tin tặc LulzSec, hãng Sony có thể sẽ tiếp tục là nạn nhân của Anonymous.
Phóng to |
Sony sẽ lại vất vả với tin tặc? Ảnh: Internet. |
Dự luật SOPA (Stop Online Privacy Atc - dự luật chống vi phạm bản quyền của Mỹ) đang là một vấn đề nóng vì va chạm quyền lợi trực tiếp và nhiều mặt giữa các nhà cung cấp dịch vụ trên internet. Sony lại là hãng ủng hộ tích cực dự luật này, và đó là lí do để nhóm tin tặc khét tiếng Anonymous tiếp tục chuỗi phá hoại của mình.
Trên các diễn đàn hacker, một số cá nhân tự nhận là thành viên của Anonymous tuyên bố sẽ tích cực tấn công thay đổi giao diện website cũng như công khai những thông tin riêng tư của các quan chức cấp cao tại Sony, đặc biệt là những người đang trực tiếp giúp dự luật SOPA có hiệu lực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận