Theo đó, “bất kì một quốc gia nào có tư tưởng, hành vi phân biệt đối xử về chủng tộc, tôn giáo, chính trị, giới tính sẽ không phù hợp để đăng cai thế vận hội”. Điều khoản này cũng hoàn toàn thống nhất với nội dung của Hiến chương Olympic.
Động thái này diễn ra sau khi thế vận hội Sochi ở Nga vấp phải nhiều chỉ trích, do nước này có những chính sách chống lại người đồng tính. Do vậy, 3 ứng cử viên cho thế vận hội 2022 là Oslo (Na Uy), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Almaty (Kazakhstan) sẽ phải cam kết không có chính sách chống lại cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới).
Đại diện All Out, một tổ chức của LGBT với hơn 74.000 thành viên, đánh giá đây là một bước tiến quan trọng trong việc đấu tranh vì quyền bình đẳng của cộng đồng LGBT, cũng như của tất cả các vận động viên trên toàn thế giới.
Ông Andre Banks, giám đốc điều hành All Out cho biết: “Quyết định này của IOC đã gửi một thông điệp về nhân quyền một cách rõ ràng đến những thành phố đang muốn đăng cai thế vận hội. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới sẽ không được dung thứ”.
Ông Hudson Taylor, giám đốc của Athlete Ally, một tổ chức có nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức và chống kỳ thị đồng tính trong thể thao, cũng đánh giá: “Tuyên bố của IOC đã thể hiện quyết tâm mang đến sự bình đẳng, tự do và cởi mở cho tất cả các vận động viên”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận