Công nhân đang thu hoạch hạt giống dầu cọ tại một khu sản xuất ở tỉnh Riau, Indonesia - Ảnh: AFP
Straits Times dẫn nguồn tin ngày 18-7 cho biết một trong những phương án được , nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, tính đến là ngừng tất cả các chuyến tàu hàng dầu cọ đến châu Âu khi nhu cầu thị trường trong nước và các quốc gia thay thế khác tăng lên.
Ngoài ra, chính quyền Jakarta cũng đang tính đến phương án yêu cầu tăng hàm lượng sinh học trong nhiên liệu sản xuất nội địa những năm tới lên cao hơn mức 20% của hiện tại. Điều này có nghĩa các công ty sản xuất nhiên liệu sinh học tại Indonesia sẽ cần dùng nhiều dầu cọ hơn.
Tuần trước, Tổng thống Joko Widodo nói với hãng tin Bloomberg rằng ông sẽ chống lại bất kỳ sự đối xử bất công nào của đối với dầu cọ trong bối cảnh có đến 16 triệu nông dân và công nhân Indonesia làm việc trong khu vực này.
Ông Widodo khẳng định dầu cọ là hàng hóa chiến lược của Indonesia. Bộ Thương mại Indonesia cho biết tính riêng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dầu cọ của nước này sang thị trường EU đạt 17,2 tỉ USD.
Cũng trong năm 2018, Hiệp hội Dầu cọ Indonesia ghi nhận nước này đã xuất khẩu 4,78 triệu tấn dầu cọ thô sang EU.
Trong khi đó, EU muốn giới hạn sử dụng dầu cọ trong sản xuất nhiên liệu sinh học để hướng đến các mục tiêu năng lượng tái chế. EU đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ không sử dụng dầu cọ nữa dù cho quá trình sản xuất dầu cọ đã được xác nhận không gây hại cho con người và môi trường.
Kế hoạch này của EU đã khiến Indonesia và Malaysia, chiếm 85% lượng xuất khẩu dầu cọ trên thế giới, tức giận.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận