Phóng to |
Có hơn 100 tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học cả nước gửi đến hội thảo. Nhiều tham luận khẳng định các cụ Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu Trinh là hai nhân vật tiêu biểu của phong trào Duy Tân với chủ trương “Khai dân trí - chấn dân khí - hậu dân sinh”. Phương châm này còn có giá trị thực tiễn đến ngày hôm nay, trong xu thế hội nhập với những giá trị toàn cầu.
Về việc cụ Huỳnh Thúc Kháng từ chức viện trưởng Viện dân biểu Trung kỳ sau ba năm cương quyết tranh đấu trong nghị trường, trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội thảo, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: “Những người làm quan ngày xưa mà không đáp ứng được nguyện vọng của dân thì cáo quan. Rất nhiều phẩm giá người xưa có mà hiện nay chúng ta đã đánh mất. Cái liêm đi đôi với cái sỉ mà cả hai cái này rất thiếu trong một bộ phận của đội ngũ cán bộ chúng ta hiện nay”. |
Cũng theo ông Dương Trung Quốc, cụ Huỳnh là người may mắn vì được chứng kiến sự ra đời của một nước Việt Nam độc lập và thể chế dân chủ cộng hòa. Hơn thế, với lời mời thành tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Huỳnh đã tham chính những cương vị quan trọng trong chế độ mới (bộ trưởng Bộ Nội vụ), có thời gian đảm nhận quyền Chủ tịch nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy giao phó trong thời gian (bốn tháng) đi vận động ngoại giao ở Pháp năm 1946.
Trong nhiều tham luận tại hội thảo có những tham luận chứng minh cụ Huỳnh Thúc Kháng đã để lại không ít tư liệu liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, như tham luận của bà Hà Thị Sương - Ðại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, ThS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Ðại học Huế...
Từ những năm 1938, chủ bút Huỳnh Thúc Kháng đã thể hiện ý thức của ông về chủ quyền Hoàng Sa. Ngay từ lúc đó, ông đã nhấn mạnh cần phải sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu bằng chữ Hán của các bậc tiền nhân để lại về Hoàng Sa, vì đó là những chứng cứ pháp lý chứng minh quần đảo này thuộc chủ quyền của nước ta.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận