Chủ đầu tư đã chỉnh trang một số hạng mục trên đảo Bánh Sữa để đón khách du lịch - Ảnh: Đức Hiếu |
Ông Hưng khẳng định, các công trình trên vịnh Bái Tử Long không phải mới được xây dựng gần đây. Một số khu nghỉ dưỡng mới được hình thành dựa trên việc cải tạo lại những công trình kiến trúc cũ trên đảo. Một vài điểm vi phạm xây dựng từ đã được huyện xử lý từ trước nhưng chủ đầu tư chưa chấp hành việc tháo dỡ.
Nuôi nhuyễn thể nhưng có phòng khách nghỉ đêm
Theo ông Hưng, năm 2008, Công ty Đỗ Tờ đến đảo Bánh Sữa (xã Bản Sen) thực hiện dự án nuôi nhuyễn thể. Dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch chi tiết và cho thuê đất để sản xuất trong thời gian 30 năm.
Tại thời điểm giao đất cùng năm, chủ đầu tư đã xây dựng trên hòn Bánh Sữa các công trình nhà ăn, nhà ở công nhân, nhà ở chuyên gia… Đến thời điểm hiện tại, trên đảo không phát sinh thêm công trình mới.
Tuy chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận cho hoạt động kinh doanh lưu trú nhưng Công ty Đỗ Tờ vẫn tận dụng những công trình sẵn có để cho khách thuê phòng nghỉ qua đêm, ăn uống mà không đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng.
Tại đảo Nêm và đảo Thẻ Vàng, về cơ bản các công trình xây dựng được Công ty than Cao Sơn xây dựng từ năm 1996 - 2008 trên diện tích hơn 126ha. Sau đó, Công ty cổ phần Hoàng Trường có đơn đề nghị tiếp nhận, quản lý, sử dụng toàn bộ phần diện tích này.
Trong quá trình sử dụng, Công ty Hoàng Trường có phá dỡ một nhà công nhân và làm mới lại.
Một góc đảo Bánh Sữa - Ảnh: Đức Hiếu |
Đã xử lý nhưng nhiều đơn vị chưa chấp hành
Từ cuối năm 2016, lãnh đạo UBND huyện Vân Đồn đã chỉ đạo các ngành chức năng và UBND xã Thắng Lợi đình chỉ các hoạt động xây dựng của đơn vị này, cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Tuy nhiên đến thời điểm này, công ty chưa chấp hành chỉ đạo.
Ông Hưng cho biết huyện đã chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ vi phạm của Công ty Hoàng Trường tại đảo Nêm, xử lý cưỡng chế tháo dỡ công trình trong tháng 6-2017. Đối với vi phạm của Công ty Đỗ Tờ, huyện sẽ yêu cầu công ty chấm dứt các hoạt động kinh doanh du lịch, lưu trú trái phép, thành lập tổ kiểm tra liên ngành để xứ lý vi phạm nếu có cơ sở.
Ngoài ra, với một số trường hợp còn lại tại các đảo Bà Giếng, Thẻ Vàng được phản ánh, huyện đang phối hợp Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh và các cơ quan chức năng xem xét xử lý vi phạm.
Sáng cùng ngày, phóng viên Tuổi Trẻ đã đến đảo Bánh Sữa, một điểm vi phạm khi chủ đầu tự đã chuyển đổi công năng sử dụng để đón khách du lịch và ghi lại hiện trạng khu vực này:
Một công trình mới được chỉnh trang trên đảo Bánh Sữa - Ảnh: Đức Hiếu |
Các công trình trên đảo Bánh Sữa được sửa sang để làm khu nhà nghỉ - Ảnh: Đức Hiếu |
Các khu nhà nghỉ đã được đánh số và đặt tên - Ảnh: Đức Hiếu |
Một phòng nghỉ cho khách du lịch - Ảnh: Đức Hiếu |
Một số hạng mục đã được chủ đầu tư xây mới để đón khách du lịch - Ảnh: Đức Hiếu |
Một bảng quảng cáo các dịch vụ du lịch trên đảo Bánh Sữa - Ảnh: Đức Hiếu |
Theo một cán bộ Trung tâm bảo tồn vịnh Bái Tử Long, các hòn đảo có công trình đón khách du lịch nằm ngoài ranh giới di sản vịnh Hạ Long nên không bị cấm xây dựng. Tuy nhiên, khu vực vịnh Bái Tử Long hiện đang nằm trong quy hoạch khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn trình Thủ tướng phê duyệt nên các dự án, công trình phải giữ nguyên hiện trạng, sau đó tuân theo quy hoạch này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận