Cá hô (dân gian gọi là “cá vua”), cá vồ cờ... là những loài “quái ngư” được ngư dân đánh bắt được trên sông Vàm Nao - Ảnh: XUÂN TÔ
Sông Vàm Nao (An Giang) được mệnh danh là "túi cá" nước ngọt ở hạ nguồn Mê Kông. Ngoài ra, nơi đây còn chứa đựng vô số những câu chuyện hấp dẫn về săn bắt cá dữ của lưu dân đất phương Nam ngày ấy. Trải qua bao biến cố, thăng trầm, loài "quái ngư" đã đi vào huyền thoại…
Ký ức lão ngư
Những ngày cuối tháng 5, chúng tôi trở lại Vàm Nao để tìm gặp những "cao thủ" một thời săn cá ở khúc sông này. Lão ngư phủ Tư Hung (Trần Văn Hung, 87 tuổi, cồn Bình Thủy) đang ngồi thu lu trong lán trại nhìn về dòng sông Vàm Nao như nhớ nhung, tiếc nuối về một thời cá mắm đầy sông.
Cá hô (dân gian gọi là “cá vua”), cá vồ cờ... là những loài “quái ngư” được ngư dân đánh bắt được trên sông Vàm Nao - Ảnh: XUÂN TÔ
Ông Hung vẫn nhớ như in về ký ức "săn" cá to trên sông. Ngày ấy, con sông này cá mắm ngớp ùng ục. Còn những "kình ngư" thì đầy sông. Mỗi lần giăng lưới, bà con còn bắt được cả cá to, nặng từ 100-200kg/con. Do đó, sông Vàm Nao được lưu truyền mãi trong dân gian.
Hễ nhắc đến sông Vàm Nao, ai ai cũng biết đó là "ổ cá" nước ngọt. Kỷ niệm nhớ nhất trong đời giăng lưới của lão là giăng dính được 3 con cá hô, nặng từ 180-200kg. "Lần đó, trời còn chưa tỏ mặt, tui bơi chiếc xuồng ra sông thăm lưới thấy những chiếc phao chìm ngấm. Khi phân lưới lên, tay lưới ngày càng nặng trịch. Bất ngờ con cá cứ quảy đuôi chạy, tui nhanh tay quấn tay lưới vào mũi xuồng. Con cá cứ chạy kéo chiếc xuồng chạy một đoạn trên mặt nước y như máy chạy. Lúc đó, tay chân run rẩy, vì sợ chìm xuồng", ông Hung nói ông phải chiến đấu với "thủy quái" hơn một giờ trên sông. Cuối cùng, con cá mệt, phơi bụng "chịu trận" để Tư Hung kéo vào bờ.
Thấy Tư Hung bắt được cá "khủng", người dân trên bờ bu đông đến xem. Lão ngư mua được vài chỉ vàng từ tiền bán cá.
Tư Hung nói rằng, muốn bắt được những con cá khủng thì phải dùng loại chỉ 20 (20mm), to bằng đầu đũa ăn. Sau đó, đan lại mỗi mặt lưới lớn khoảng 2 tấc (20cm), dạ sâu khoảng 10m, chiều dài hàng trăm mét. Nếu dùng loại dây nhỏ hơn khó bắt được cá nặng trên trăm ký.
Các lão ngư kể, ngày trước, ngoài cá hô, sông Vàm Nao còn có cá nược (cá heo nước ngọt), cá đao, cá sấu, cá mập, cá lóc bông khổng lồ mà dân gian còn gọi là "cọp nước"… Những loài cá này, ngư dân "ớn" nhất là cá sấu và cá mập nước ngọt. "Trước đây, con sông này không rộng lắm. Dọc hai bên tre rừng mọc đầy. Đêm xuống, khúc sông bị tre bao phủ tối mịt. Dưới sông cá quảy đuôi, nghe ầm ầm. Còn trời sáng trăng, cá hô phóng lên mặt nước đùn đùn. Nghe ông bà xưa kể, cái thời đào kênh Vĩnh Tế, nhiều lưu dân trốn chạy về đây lội ngang sông Vàm Nao bị cá sấu, cá mập… ăn thịt", ông Tư Hung nhớ lại.
Quái ngư… tuyệt tích
Màn đêm buông dài trên khúc sông Vàm Nao. Chiếc xuồng tam bản cỡ lớn của anh Giang (Nguyễn Văn Giang, 38 tuổi, ở huyện Phú Tân) chất đầy lưới, đèn báo hiệu rẽ nước ràn rạt, đưa chúng tôi từ bến phà Thuận Giang lên tuyến đầu phía trên chợ Phú Mỹ. Đến đoạn nước sâu, anh tắt chiếc máy đuôi tôm, rồi nhanh tay nắm cán chèo chầm chậm đẩy nước, bủa lưới. Giang kể, anh đã nối nghiệp cha mình hơn 15 năm, cũng là ngần ấy thời gian anh nếm trải hết được nỗi gian truân, vất vả trên khúc sông này.
Cá hô (dân gian gọi là “cá vua”), cá vồ cờ... là những loài “quái ngư” được ngư dân đánh bắt được trên sông Vàm Nao - Ảnh: XUÂN TÔ
Nghề giăng lưới cá bông lau thăng trầm như con nước lớn, ròng. Đêm xuống, lấy sóng nước, trăng sao làm bầu bạn. Ngày nào giăng lưới dính được nhiều cá, vui như trúng được vàng. Có đêm giăng lưới cũng không dính con nào. Bây giờ, cá ít hơn xưa nên nhiều ngư dân cũng gác mái chèo lên bờ đi tìm các khu công nghiệp làm công nhân. "Vào thời điểm này, lượng cá bông lau loại lớn xuất hiện chưa nhiều. Cách 2-3 đêm, tui giăng lưới dính 1-2 con cá bông lau, cân nặng từ 4-6kg. Hiện giờ, tiểu thương thu mua nguyên con với giá 260.000 đồng/kg, kiếm thu nhập tiền triệu, sau khi trừ các khoản chi phí", anh Giang kể.
Thành thông lệ, vào tháng 11 âm lịch (năm trước), kéo dài cho tới tận tháng 5 (âm lịch) năm sau, sông Vàm Nao lúc nào cũng hiện hữu nhiều cá bông lau cỡ lớn trú ẩn và sinh sôi. Thuở xưa, cư dân ven sông đã nắm bắt được quy luật tự nhiên để canh theo mùa mà làm ăn, kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn.
Ông Lê Minh Sơn (46 tuổi, ở cồn Bình Thủy), được xem là một trong những người có thâm niên trong nghề "lái cá" ở xứ Vàm Nao. Không ruộng đất, vợ chồng ông bám theo cái nghề buôn bán cá "gia truyền". Những loại cá ngon như: cá hô, cá tra dầu, cá bông lau, cá thu nước ngọt, cá ba sa, cá cóc, cá sửu… được vợ chồng ông mua bán khắp nơi. "Bây giờ, tụi tui thường buôn bán cá qua điện thoại. Nếu ngư dân nào giăng câu, giăng lưới dính cá to chỉ cần "bấm" máy là tui chạy vỏ lãi đến liền. Có bao nhiêu tui cân hết bấy nhiêu. Những con cá ngon, tui đem giao nhà hàng ở TP. Long Xuyên và TP. HCM", ông Sơn khoe.
Đã hơn 20 năm trong nghề "lái cá" đặc sản nên ông Sơn biết rất rành vào thời điểm nào sẽ có cá to. Thậm chí, ông còn "tinh thông" đến nỗi chỉ cần nhìn ngọn gió hay con nước chảy từng thời điểm là biết ngày đó có cá nhiều hay ít.
Ngày càng ít cá, dòng Vàm Nao lại phải oằn mình bởi những cuộc tàn sát cá của những người nơi khác đến. Ngư dân sống ven sông này kể lại mà rưng rức: "Họ đánh cá bằng xung điện, kiểu đó cá mú gì còn nữa…".
“Hồi đó, tui sống chuyên nghề câu lưới trên sông. Cuộc sống rất thanh nhàn, nhờ nguồn cá thiên nhiên vô tận. Sụp tối ra sông thả câu, nằm nghe sóng vỗ, cá hô ngớp đùn đùn. Đến sang, dong xuồng gỡ lưới, cá dính đầy khoan. Nguồn cá ở khúc sông này đã nuôi sống gia đình tui ông Tư Hung
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận