Phóng to |
Huyền Chíp chụp ảnh lưu niệm với trẻ em châu Phi. Ảnh: Huyền Chíp cung cấp |
Nhiều bạn trẻ đến từ các diễn đàn trên mạng trực tiếp đặt câu hỏi với Huyền Chíp về hành trình và tính chân thực trong nội dung hai cuốn sách Xách ba lô lên & đi. Cô lần lượt giải đáp nhiều thắc mắc vốn là tâm điểm một bộ phận cộng đồng mạng vài ngày qua.
“Tôi không cổ vũ mọi người đi, làm theo như mình. Mọi người đều có định hướng riêng của mình. Tôi chỉ muốn là một người kể chuyện chân thực thôi, chia sẻ những trải nghiệm của bản thân mình về những miền đất mình đã đi qua” - Huyền Chíp chia sẻ với bạn đọc sáng 19-9 tại Hà Nội. |
Về chuyện làm thế nào để xin được visa mà không có nhiều tiền trong tài khoản theo quy định một số nước, Huyền Chíp nói: “Xin visa khó nhưng không có nghĩa là xin visa ở tất cả các nước đều khó. Các nước tôi đã đi qua đều thuộc các nước đang hoặc chưa phát triển, không quá đòi hỏi chứng minh tài chính".
"Trong số những nước tôi đi qua thì Nepal là nước khó xin visa nhất. Họ yêu cầu tôi phải quay lại Việt Nam xin visa. Trong chuyến đi của mình, tôi cũng phải thay đổi hành trình nhiều lần vì không xin được visa".
Tại buổi họp báo, Huyền Chíp giải thích thêm một lần nữa việc "700 USD chỉ là số tiền khởi đầu, không phải là chi phí cho toàn bộ quá trình. Cho đến giờ, mình có thể khẳng định mình đi du lịch bằng sồ tiền mình đã tự kiếm được” .
Cô cũng mở lại cả những trang web ở nước ngoài, nơi đã đến du lịch và xin làm công việc viết bài, biên tập cho trang web đó và khẳng định: “Ở nước ngoài việc làm bán thời gian không phức tạp như các bạn tưởng tượng. Xin việc không quan trọng là người nước nào mà năng lực của người đó như thế nào” .
Có mặt tại buổi ra mắt sách, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng phát biểu: “Tôi không những đọc sách của Huyền mà còn trực tiếp viết lời giới thiệu cho cuốn sách trên blog. Tập hai Đừng chết ở châu Phi chắc chắc chắn hay hơn tập 1 (Châu Á là nhà, đừng khóc). Phải nói là Chíp quá giỏi. Với tinh thần dám vào chỗ khó, chỗ khổ tôi quả là rất khâm phục. Sách của Chíp quá nhiều thông tin lý thú, ai chưa đọc thật là đáng tiếc. Đọc xong ta thấy mình lớn lên. Tôi 76 tuổi đọc xong vẫn thấy mình lớn lên một tí. Tôi hơi buồn vì đây là một cuốn sách viết về người thật, việc thật nhưng một số người chưa đọc cuốn sách, chưa tìm hiểu kỹ đã bàn luận này nọ” .
Đừng chết ở châu Phi chính thức được phát hành ngày 19-9 là quyển sách Huyền Chíp kể lại hành trình lắm gian nan nhưng thú vị qua những vùng đất khắc nghiệt và hoang dã ở châu Phi. Huyền Chíp thổ lộ trong cuốn sách: “Châu Phi với tôi là một châu lục của những cảm xúc vô cùng mãnh liệt. Chưa bao giờ tôi thấy yếu đuối như ở châu Phi: cô đơn đến cùng cực, thể chất suy sụp, bị đói, bị bỏ rơi, ám ảnh với căn bệnh thế kỷ...”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận