Cụ bà Trịnh Bích Liên, 85 tuổi, hồ hởi vẫy tay chào anh bảo vệ sau khi tiêm vắc xin tại Trung tâm Y tế quận 3, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Hướng dẫn quy trình tổ chức tiêm chủng gần đây đã nhắc lại điều này, nhằm hướng dẫn các địa phương huy động các cơ sở y tế tư nhân đủ điều kiện tham gia tiêm chủng.
* Có ý kiến cho rằng nên phân bổ (trên giấy tờ) vắc xin cho các đơn vị để họ tìm đầu mối triển khai đẩy nhanh quá trình tiêm chủng. Theo bà có nên triển khai như vậy?
- Hiện nay đang tiêm vắc xin miễn phí. Việc nên hay không nên thì từng địa phương họ sẽ đánh giá điều kiện của mình và quyết định. Quy trình tiêm chủng có rồi, Nhà nước hay tư nhân cũng đều tiêm như nhau. Nhưng nếu phân bổ vắc xin thẳng đến đơn vị/cộng đồng được tiêm chủng thì họ lại phải đi tìm nơi tiêm, không ai làm ngược như vậy. Nhỡ họ không tìm được nơi tiêm chủng, lòng vòng vắc xin hết hạn thì sao.
* Nhưng vẫn nên có quy trình để đẩy nhanh tiến độ tiêm, bởi gần đây tiêm rất chậm, bà có nhận thấy vấn đề này?
- Có những địa phương triển khai tiêm rất nhanh, có địa phương đang phải giãn cách xã hội hay chống dịch thì tiêm chậm hơn. Nhưng những ngày gần đây tốc độ tiêm chủng đã nhanh hơn và sẽ còn được đẩy nhanh hơn nhiều trong thời gian sắp tới.
* Có nên có một mức tiền công hợp lý để huy động nguồn lực tư nhân tham gia chiến dịch này, thưa bà?
- Về mức công tiêm, tôi được biết Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế có xây dựng, việc này đã bàn rồi. Nhưng đây là tiêm vắc xin chống dịch, khi huy động cơ sở tư nhân đúng là phải chi trả công tiêm, nhưng giá công chỉ nên ở một mức phù hợp thôi chứ không phải đòi bao nhiêu chi trả bấy nhiêu.
"Chúng tôi sẵn sàng"
Đại diện một hệ thống trung tâm tiêm chủng tư nhân cho biết trong điều kiện bình thường, đơn vị này có thể đảm nhiệm hàng triệu mũi tiêm mỗi tháng. Trong tình hình giãn cách xã hội, khả năng của hệ thống này cũng lên tới trên 1 triệu mũi tiêm/tháng. Trong chiến dịch tiêm chủng đợt 4 vừa qua tại TP.HCM, hệ thống tiêm chủng này đã cử trên 100 đội tiêm tham gia hỗ trợ TP.HCM và hiện vẫn đang có một số đội tham gia tiêm đợt 5.
"Tuy nhiên về lâu dài, hình thức hỗ trợ này khó có thể mở rộng, vì chúng tôi phải trả lương cho nhân viên và duy trì hoạt động bình thường. Nếu được trả một mức phí để bù đắp chi phí, chúng tôi sẵn sàng tham gia, vừa để đẩy nhanh tiêm chủng, vừa đóng góp chống dịch" - vị này cho biết.
Vị này cho biết mức công tiêm hiện họ được đề xuất là 40.000 đồng/mũi. Theo vị này, công tiêm 100.000 - 120.000 đồng/mũi mới đủ chi phí cho nhân lực, mặt bằng, mua phần mềm để đặt hẹn giờ tiêm, khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi tại cơ sở tiêm chủng và tại nhà trong 72 giờ sau tiêm. "Nhiều đơn vị sẵn sàng chi trả mức phí này để tiêm chủng nhanh, họ sớm được quay lại sản xuất bình thường thay vì không được đến cơ quan/nhà máy hoặc phải làm việc theo ca như hiện nay" - vị đại diện này nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận