PGS.TS Lê Văn Thăng, viện trưởng Viện Tài nguyên - môi trường, cho rằng quá trình sản xuất và khai thác tài nguyên ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế) đã và đang làm biến đổi chất lượng nước, suy thoái tài nguyên thủy sinh vật và giảm đáng kể tính đa dạng sinh học của hệ đầm phá này.
Ông Nguyễn Hữu Quyết, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Thừa Thiên - Huế, cho rằng ngoài các giải pháp về bảo vệ môi trường, phục hồi và tái tạo tự nhiên đầm phá, thì việc huy động cộng đồng tham gia bảo vệ tài nguyên đầm phá được xem là giải pháp tối ưu và lâu dài. Ngư dân phải khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản ở đầm phá bằng cách tỉa đàn, trẻ hóa quần thể, giải phóng nguồn thức ăn cho thủy vực; quy định cụ thể từng loại ngư cụ, mật độ, kích cỡ cho những vùng nước nhất định; hạn chế khai thác ở mức thấp nhất vào cuối mùa xuân đến đầu mùa thu vì đây là thời kỳ sinh sản.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai của Thừa Thiên - Huế có diện tích hơn 22.000ha, là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận