Đại biểu Quốc hội Triệu Thế Hùng - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội
Ông Triệu Thế Hùng - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, đã bày tỏ trăn trở trong triển khai thực hiện thành lập đại học khi góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của ngày 6-11.
Theo ông Hùng, quy định về cơ sở là vấn đề luôn có nhiều ý kiến khác nhau.
Điều này cũng dễ hiểu vì ở các quốc gia trên thế giới, tên gọi, mô hình, cơ cấu tổ chức của các cơ sở giáo dục đại học cũng rất phong phú, đa dạng, không có sự phân định rạch ròi.
Việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học lần này hướng tới xây dựng một hê thống các cơ sở giáo dục đại học có chuẩn mực và rộng mở hơn.
Các trường có thể phát triển theo các mô hình khác nhau miễn là nâng cao chất lượng đào tạo.
Cơ sở giáo dục đại học có thể là trường độc lập, trường thành viên của một đại học và cũng có thể phát triển hoặc sáp nhập với nhau để thành một đại học.
Tuy nhiên, riêng với việc triển khai thành lập trường đại học, thì nghị định quy định chi tiết cần có tiêu chí cụ thể để đảm bảo đó là đại học đa lĩnh vực có quy mô lớn và năng lực mạnh, ngăn chặn xuất hiện nở rộ các đại học trong tương lai.
Ông Hùng cũng chia sẻ sau kỳ họp thứ 5, ban soạn thảo dự kiến đưa thêm một chính sách mới: yêu cầu nhà đầu tư muốn đầu tư thành lập đại học tư thục phải thành lập tổ chức kinh tế trước.
Mục tiêu của chính sách nhằm tách bạch giữa việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản với việc điều hành, quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường.
Đồng thời, đây là căn cứ pháp lý giúp giải quyết vấn đề tranh chấp về tài chính, tài sản nếu có.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình thảo luận, bên cạnh nhiều ý kiến ủng hộ thì cũng có một số ý kiến còn băn khoăn và cho rằng đây là chính sách mới, chưa có kiểm nghiệm thực tiễn ở Việt Nam, có nguy cơ dẫn đến hiểu nhầm là khuyến khích thương mại hóa giáo dục.
"Dù nhận thấy chính sách mới có thể mang lại những kỳ vọng tích cực và tiệm cận với quốc tế, nhưng tôi cho rằng khi chưa tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong dư luận và trong giới giáo dục đại học thì chưa nên luật hóa chính sách này", ông Hùng nhấn mạnh.
Luật giáo dục đại học vắng triết lý giáo dục đại học, vì sao?
Trước kỳ họp Quốc hội này, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản kiến nghị chỉ ra nhiều điều còn bất cập của dự thảo luật.
Trong đó, hiệp hội cho rằng dự thảo luật đang thiếu triết lý giáo dục đại học để thống nhất định hướng phát triển, "khắc phục dư luận cho rằng giáo dục đại học Việt Nam chưa có triết lý".
Đáp lại, trong văn bản trả lời hiệp hội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng "triết lý giáo dục nói chung - triết lý giáo dục đại học nói riêng - là khái niệm còn có rất nhiều tranh cãi, chưa có sự thống nhất ngay cả trong giới nghiên cứu khoa học về giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng".
Vì vậy, "khi chưa đạt được sự thống nhất cao thì chưa nên pháp điển hóa một nội dung còn đang gây tranh cãi".
Song đây sẽ là một trong những chủ đề được quan tâm, lựa chọn để tổ chức các hội nghị, hội thảo của ủy ban thời gian tới nhằm thảo luận kỹ lưỡng, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong dư luận và trong giới học thuật trước khi pháp điển hóa khi sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục đại học.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận