Dưới đây là một số ý kiến tiêu biểu của bạn đọc, TTO xin trích đăng:
Phóng to |
Theo nhiều bạn đọc, việc quy định ăn, mặc ở trường là rất cần thiết. Trong ảnh: HS ở TP.HCM tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 - Ảnh: Như Hùng |
Ăn mặc không phải là chuyện nhỏ !
* Giáo dục là phải như vậy, trước tiên dạy cái nết ăn, nết mặc phù hợp với quy định trước. Tôi đồng ý với cách làm của nhà trường, và cũng nhận định rằng hiện giờ rất nhiều trường học trên cả nước không hiểu sao cứ để đồng phục của học sinh không theo quy củ tí nào. Rất mong nền giáo dục VN phát triền song song với việc giữ nét riêng của dân tộc Việt Nam.
Tran Ga
* Trường học là nơi dạy chữ, truyền thụ kiến thức và là nơi giáo dục nhân cách phẩm chất đạo đức, vì thế việc quy định ăn, mặc ở trường là rất cần thiết. Mọi người đừng nghĩ mặc đồng phục là khó chịu vì đảm bảo mọi em đến trường đều bình đẳng, tránh mặc cảm cho học sinh nghèo, khó khăn, tạo ra môi trường giáo dục hòa đồng, thân thiện. Ngoài ra các em còn phải hoạt động, nếu mặc quần ống chật không những phản cảm mà còn khó cho sự hoạt đông. Do đó việc làm của trường này tôi hoàn toàn ủng hộ. Còn chuyện về thay quần không quay lại học tập là ý thức của học sinh không tốt.
pntouyen
* Tôi là một giáo viên THPT ở Quảng Ngãi, trường tôi cũng không cho học sinh mặc quận ống hẹp (bó) vào trong trường. Tôi thấy việc làm của Trường THPT Hà Huy Giáp là phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Nguyễn Quảng Ngãi
* Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng trang phục của học sinh cũng rất quan trọng. Không thể nói ăn mặc là chuyện nhỏ trong ngành giáo dục mà nó còn thể hiện ý thức chấp hành kỉ luật của các em.
Lê Thanh Hải
* Hiện nay không những học sinh mà giáo viên cũng ăn mặc không đúng qui định khi đến lớp, làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục vì cách ăn mặc của thầy và trò sẽ nói lên cách giáo dục. Theo tôi trường THPT Hà Huy Giáp làm như vậy là đúng. Tôi rất mong các cấp lãnh đạo giáo dục có qui đinh cụ thể về trang phục cho giáo viên và học sinh.
Hải Dương
* Theo tôi, trường học là nơi rèn luyện kỉ luật. Nếu đã xử lý "cho lên phòng giám thị làm cam kết và gọi điện thoại báo cho phụ huynh" mà học sinh vẫn tái phạm thì cần làm việc cụ thể với phụ huynh và học sinh. Nhân cách và lối sống hình thành là từ nhà trường (nơi học sinh biết được nội quy và phải thực hiện nó ở một nơi cụ thể). Do đó nhà trường làm vậy là đúng, nhưng việc bắt về thay quần thì hơi quá.
Ngày xưa ở trường tôi học, vào đầu tuần vào mỗi buổi sáng hoặc chiều, nhà trường có một giám thị và một đội trực cờ đỏ đứng trước cổng trường; nếu học sinh mặc không đúng đồng phục sẽ được mời lên phòng giám thị...Tôi nghĩ không nên quá nghiêm khắc, nhưng cần rèn luyện cho học sinh biết là mình đang ở đâu và trang phục có đúng với nơi mình đang ở hay không.
Quốc Phát
* Theo tôi trong nhà trường, ngoài học về kiến thức cơ bản, học sinh còn phải học về nếp sống văn minh ứng xử, trang phục, lối sống đời thường... nên quy định trên không có gì là sai.
Nguyễn Mạo
Cấm vô lý!
* Tôi cho rằng không có lý do gì phải ngăn cấm học sinh mặc quần ống hẹp. Nhà trường còn nhiều việc quan trọng hơn để làm cho học sinh được học tập thoải mái hơn chứ không phải đi kiểm tra ống quần của học sinh như vậy.
Nguyễn Thanh Hải
* Nếu không phải là ngày mặc đồng phục thì không nên làm thế, chỉ cần các em mặc không quá hở hang, phản cảm là được. Cái gì cũng bắt các em vào khuôn khổ thế này thì khó mà đào tạo được đức tính tự tin khi ra trường.
Phạm Sơn
* Tôi thấy đây là quy định không giống ai. Trang phục nên có quy định chung, còn ống quần rộng hay hẹp tùy vào sự thoải mái của học sinh nhà trường ạ!
Nguyễn Đức Bằng
* Tôi thấy việc mặc ống rộng hẹp có quan trọng lắm đâu, quy định màu sắc thì được, quần xanh áo trắng là chuẩn, cần gì phải ống như thế nào; miễn học sinh thấy thích, thấy tự tin nhưng đúng màu sắc là được.
Hải BK
* Với qui định kỳ cục này, giám thị phải đi "nhìn" để kiểm tra quần có đạt chuẩn không thì thật buồn cười và vô cùng phản cảm, nhất là khi giám thị nam cứ phải kiểm tra quần của nữ sinh xem chật hay rộng và ngược lại. Chuyện này thật không đáng cười chút nào, mà thật sự kỳ cục và khó chịu!
Một bạn đọc Tuổi Trẻ
Bạn có ý kiến gì về vấn đề này? Mời bạn chia sẻ qua email [email protected], hoặc gửi qua phần Ý kiến bạn đọc bên dưới. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận