
Hình ảnh minh họa, không phải bệnh nhân thật - Ảnh: DNCC
Hiểm họa HPV không của riêng ai
Nhiều người có thể vẫn lầm tưởng rằng HPV chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ, đặc biệt là trong mối liên hệ với ung thư cổ tử cung. Thực tế, vi rút này còn là nguyên nhân của khoảng 91% ung thư hậu môn và hơn 90% mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ.
Theo số liệu từ GLOBOCAN 2022, mỗi năm Việt Nam có khoảng 4.612 ca mắc mới và 2.571 ca tử vong vì căn bệnh này. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 5 ở phụ nữ từ 15 - 44 tuổi.

Hình ảnh minh họa, không phải bệnh nhân thật - Ảnh: DNCC
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là dù đã có các biện pháp dự phòng hiệu quả, tỷ lệ người chủ động bảo vệ bản thân trước ung thư cổ tử cung tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.
Theo đó, chỉ 12% phụ nữ và trẻ em gái từ 15-29 tuổi tại Việt Nam được dự phòng HPV, trong khi tỷ lệ sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 30-49 tuổi chỉ đạt 28%, theo điều tra của Tổng cục thống kê năm 2021.
Những con số biết nói này không chỉ phản ánh mức độ phổ biến của vi rút, mà còn cho thấy thực trạng phần đông người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về HPV cũng như thiếu chủ động trong việc bảo vệ bản thân và người thân khỏi nguy cơ từ loại vi rút nguy hiểm này.
Triển lãm tương tác về HPV đến thủ đô
Để thúc đẩy nhận thức và hành động trong cộng đồng, chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" sẽ chính thức được phát động vào ngày 29/3.
Mở đầu cho chuỗi hoạt động của chiến dịch là sự kiện Triển lãm công nghệ AI về phòng vệ HPV, diễn ra vào ngày 29 và 30-3-2025 tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ảnh: DNCC
Không chỉ đơn thuần là một sự kiện giáo dục sức khỏe, triển lãm lần này ứng dụng hàng loạt công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) để mang đến trải nghiệm sinh động, trực quan và dễ tiếp cận cho người tham dự.
Tại triển lãm, khách tham quan sẽ được bước vào các khu vực tương tác đặc biệt như "Mê cung sự thật" - nơi bóc tách những quan niệm sai lầm phổ biến về HPV, hay "Trạm sạc bứt tốc" - nơi chia sẻ kiến thức ngắn gọn nhưng dễ nhớ về cơ chế lây truyền, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng vệ.
Một điểm nhấn không thể bỏ qua là phần giao lưu cùng đại sứ AI Minah – nhân vật mô phỏng giúp người xem tiếp cận thông tin theo cách cá nhân hóa, gần gũi và thú vị hơn.
Thông qua hình thức tiếp cận mới mẻ, sự kiện kỳ vọng không chỉ giúp người dân "nhìn rõ" HPV bằng góc nhìn công nghệ, mà còn khơi dậy tinh thần hành động, từ việc tìm hiểu kiến thức, chia sẻ với người thân, đến chủ động phòng vệ cho bản thân và cộng đồng.
Triển lãm là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng, bảo vệ sức khỏe trước HPV không phải là việc riêng của cá nhân nào, mà là trách nhiệm chung của xã hội. Khi mỗi người cùng hành động, chúng ta có thể từng bước tiến tới mục tiêu một Việt Nam khỏe mạnh, không còn gánh nặng bởi HPV.
Độc giả có thể tìm hiểu thêm thông tin về phòng vệ HPV và chiến dịch truyền thông toàn quốc tại hpv.vn/chien-dich-toan-quoc.
Nội dung này được phối hợp biên soạn bởi Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế và MSD, kiểm nhận bởi Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế và được MSD tài trợ cho mục tiêu giáo dục. Hãy tham vấn chuyên gia y tế!
VN-GSL-02003 23032027
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận