Sức căng bề mặt
Gạo sơ một chút khoa học thường thức. Món nấu sở dĩ sủi bọt là do các chất hữu cơ hòa tan, như protein biến tính, làm giảm sức căng bề mặt chất lỏng. Bởi thế hàng đầu tạo váng bọt là các món thịt xương hầm, cháo, canh thịt...
Tồn tại hay không tồn tại?
Đối mặt bọt bèo, các bà chia hai phe cãi nhau. Một thì thẳng tay xếp bọt váng vào chung đám cha căng chú kiết, tạp chất, cặn thừa, máu sống, xương tanh, chỉ có hớt bỏ . Hai thì cho rằng chính đám lăn tăn trên nồi nước dùng kia mới là tinh hoa, chắt lọc đạm, béo, nên có mà dại mới vứt đi.
Xuôi cũng trúng mà ngược cũng hay
Rốt cuộc chân lý ở chỗ nào? Thiệt ra bảo váng bọt là vàng là ngọc không sai, mà cho rằng là đám vứt đi cũng không nói quá. Đơn cử, đám bọt sủi ùng ục của nồi thịt xương hầm thường dậy mùi tanh, bởi đó là bọt myoglobin (máu thừa), gelatin (da, lông, móng)... Chưa kể các khoản trừ sâu, chất tăng trưởng, hóa chất thập loại, bám theo giọt béo, giọt đạm nổi lềnh phềnh lên trên.
Vớt hay không vớt?
Thật ra, gỡ bí cho chuyện này nằm ở ý nếu món ăn có nguồn sạch, được làm sạch kỹ, thì không phải lo chuyện sạch bẩn bọt váng. Bằng không, không chắc cứ “giết lầm hơn bỏ sót” cho lành.
Bỏ nước 1, lấy nước 2
Thật ra với mấy bà “phù thủy” nội trợ, thì vẫn có một giải pháp không ai bị thiệt. Đó là công thức “bỏ nước 1 ,lấy nước 2”. Lớp bọt váng đầu thuần là thứ bỏ đi, giữ lại còn làm hỏng món ăn, nên thẳng tay không tiếc, chỉ lớp váng thứ 2 mới là tinh hoa cần giữ lại.
Chút “ngay tình” không đáng kể
Nói vậy, chung quy chủ khảo công tâm vẫn là mắt và mũi của người mặc tạp dề. Không ổn, nếu cần vẫn phải loại cả lớp váng số 2, số 3. Thực tế có lỡ tay đối tệ với “ngay tình”, thì thiệt hao về dinh dưỡng và hương vị cũng chẳng là bao.
Kiểu quy lỗi “hóng hớt” cho các mẹ, các chị làm nghèo bổ béo, nghèo mùi vị của món xương thịt ninh hầm, gián tiếp làm suy dinh dưỡng trẻ con, người già, người ốm dậy, rõ là phóng đại một phép.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận