Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản đã kéo theo hàng loạt loại hình dịch vụ "đua nở", nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của gần 150 triệu người dân bản xứ. Thậm chí, "lừa tình" còn được xem là một nghề được hợp pháp hóa vào những năm 2000, với tên gọi chung là Wakaresaserya.
Những người theo ngành dịch vụ này sẽ nhận được các yêu cầu từ thân chủ, thu thập bằng chứng để tạo cớ ly dị, bằng cách tiếp cận, quyến rũ người khác.
Theo một khảo sát, hiện có khoảng gần 300 cơ sở Wakaresaseya đang hoạt động quảng cáo trực tuyến, phục vụ một thị trường rất đặc biệt, khi chỉ tăng mà không bao giờ giảm. Nhu cầu khách hàng đối với loại hình dịch vụ này rất cao, đòi hỏi sự khéo léo và chuyên nghiệp, nên phí phải trả có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Với một trường hợp đơn giản, "thám tử" có thể tính phí từ 400.000 yen (khoảng 90 triệu đồng) vì thông tin đối tượng cần "xử lý" đã có nhiều.
Thế nhưng, nếu đó là một người quá khép kín thì chi phí có thể tăng hơn bình thường; hoặc thân chủ là một chính trị gia, người nổi tiếng - vốn rất cần đảm bảo yếu tố bí mật, số tiền cần trả có thể lên đến 20 triệu yen (gần 550 triệu đồng).
Có một lý giải vô cùng hợp lý cho sự tồn tại và phát triển Wakaresaseya tại Nhật Bản, bởi thủ tục ly hôn khá phức tạp ở xứ này. Chính điều này khiến các thân chủ giàu có tìm đến các thám tử của Wakaresaseya, vừa tránh phải ra mặt trực tiếp, vừa tạo ra được bằng chứng hợp lý để giải quyết cuộc hôn nhân.
Dịch vụ này cũng nhắm đến những phụ huynh có con cái đang tuổi mới lớn, bị mê muội bởi tình yêu. Các vị này sẵn sàng bỏ tiền ra để các thám tử "dàn trận", quyến rũ "đối tác" của những đứa trẻ mới lớn, khiến chúng nhận ra "bộ mặt thật" của "tình yêu", và chỉ còn cách quay về nhà với gia đình.
Để biến "lừa tình" thành một nghề nghiệp hợp pháp, những Wakaresaseya có tâm với ngành dịch vụ này đã quyết định cải tổ những mặt chưa tốt, đúng đắn. Đưa Wakaresaseya ra "ánh sáng", không chỉ là bước 1, bước 2. Họ cần được trang bị đầy đủ và hiểu rõ về luật hôn nhân - gia đình nhằm tránh kiện tụng, cũng như vi phạm pháp luật. Đồng thời, những thám tử này cũng được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ năng để tránh tuyệt đối việc "sa lưới tình" thực sự khi làm việc, và đảm bảo đối tượng "hạ cánh an toàn" sau khi hợp đồng với thân chủ chấm dứt.
Ngày nay, sau hơn 50 năm ra đời và phát triển, "lừa tình" đã được công nhận hợp pháp dù là dịch vụ khá nguy hiểm, chứa đựng nhiều rủi ro, phức tạp. Với riêng người dân xứ Phù Tang, một bộ phận dân chúng cũng đánh giá liệu rằng Wakaresaseya có phải là một biểu hiện của sự rạn nứt các chuẩn mực xã hội, đạo đức Nhật Bản trong thời hiện đại?
>> Xem thêm: Chuyện lạ ở Nhật: Muốn 'ăn trọn' đứa mình ghét cứ ghé tiệm bánh rán in mặt người!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận