01/06/2024 16:46 GMT+7

Hơn 31.500 người bán hàng online vào 'tầm ngắm', thu thêm ngàn tỉ đồng tiền thuế

NGỌC AN
và 1 tác giả khác

Trong ba năm qua, tổng số các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đưa vào diện rà soát là 31.570 (doanh nghiệp 6.257, cá nhân 25.313).

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi - Ảnh: NAM TRẦN

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi - Ảnh: NAM TRẦN

Chiều 1-6, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến quản lý thu thuế khi bán hàng qua mạng và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Thu thêm ngàn tỉ đồng tiền thuế qua rà soát hơn 31.500 người bán hàng online

Trả lời vấn đề việc quản lý thuế đối với những trường hợp bán hàng livestream, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho hay khi thực hiện livestream bán hàng trên mạng, tức là hoạt động này đã phát sinh doanh thu, có thể phát sinh thu nhập. 

Khi đã phát sinh doanh thu và thu nhập thì phải chịu sự điều chỉnh của các luật thuế, sắc thuế cũng như chịu sự quản lý giám sát của cơ quan thuế.

Số thu thuế hàng trăm tỉ đồng

Theo ông Chi, đối với hoạt động thương mại điện tử nói chung hay livestream bán hàng trên mạng, Bộ Tài chính đã thực hiện quản lý và giám sát theo hai sắc thuế. Cụ thể với cá nhân, nếu phát sinh doanh thu và thu nhập thì chịu thuế đối với thu nhập, được điều chỉnh bởi Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Nếu là hộ kinh doanh có hoạt động thương mại điện tử hay livestream có phát sinh doanh thu (hoa hồng) thì quản lý và thu thuế theo quy định liên quan đến quản lý hộ kinh doanh (theo hình thức thuế khoán hoặc kê khai về thuế).

Thứ trưởng cho biết thương mại điện tử cũng như livestream bán hàng là hoạt động phát sinh trong quá trình phát triển công nghệ thông tin, thời gian qua cơ quan thuế đã tập trung truyền thông với tất cả những người tham gia hoạt động để hiểu rõ các quy định về thuế.

Từ đó tự tiến hành kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, cơ quan thuế cũng giám sát, kiểm tra hoạt động này với đối tượng là cá nhân và hộ kinh doanh.

Ông Chi cho biết thông qua việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, ngành thuế đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả công tác quản lý thuế đối với hình thức livetream bán hàng.

Cụ thể, số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử: Năm 2022 doanh thu quản lý thuế là 3,1 triệu tỉ đồng (130,57 tỉ USD), với số thuế đã nộp là 83.000 tỉ đồng. Năm 2023 doanh thu quản lý là 3,5 triệu tỉ đồng (146,28 tỉ USD), số thuế đã nộp là 97.000 tỉ đồng.

Ngoài ra, kết quả thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm lũy kế trong 3 năm (2021, 2022 và 2023), tổng số các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đưa vào diện rà soát là 31.570 (doanh nghiệp là 6.257, cá nhân là 25.313).

Tại đây, tổng số các trường hợp đã xử lý kê khai, nộp thuế, truy thu thuế, xử lý vi phạm là 22.159 cơ sở kinh doanh, gồm doanh nghiệp 543, cá nhân là 21.616, với số thuế tăng thêm là 2.900 tỉ đồng.

Ông Trần Quốc Phương - thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ảnh: NAM TRẦN

Ông Trần Quốc Phương - thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ảnh: NAM TRẦN

Tình hình doanh nghiệp có tín hiệu tích cực song vẫn còn khó khăn

Về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong tháng 5 và các doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, ông Trần Quốc Phương - thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư -  cho rằng đây là vấn đề được nhiều người dân và các đại biểu Quốc hội quan tâm.

Bởi trong tháng 5, tình hình đăng ký doanh nghiệp có tín hiệu tích cực khi số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 20.000 doanh nghiệp, gấp 1,7 lần so với doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Tuy nhiên, đánh giá về bức tranh chung trong 5 tháng đầu năm, ông Phương cho hay tình hình sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo nhiều giải pháp để tập trung, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Các giải pháp trọng tâm được thứ trưởng đưa ra đó là cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn trong gia nhập thị trường, chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, xem xét chính sách giảm thuế, phí, lệ phí, dòng tiền và tận dụng hiệu quả các FTA để thúc đẩy xuất khẩu...

Đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp nhỏ tự tinĐổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp nhỏ tự tin

Hiệp hội Kế toán công chứng Úc (CPA Úc) vừa thực hiện khảo sát hơn 310 doanh nghiệp nhỏ (có số lượng nhân viên ít hơn 20 người) tại Việt Nam, với kết quả trên 90% số này bày tỏ sự tự tin về nền kinh tế quốc nội trong năm 2024.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên