Samsung vẫn là nhà đầu tư dẫn đầu về dòng vốn FDI vào VN - Ảnh: N.A
Như vậy vốn FDI đăng ký đầu tư vào VN trong 9 tháng năm nay bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, có 1.947 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt 10,36 tỈ USD, giảm 5,6%.
Có 798 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 5,11 tỉ USD, tăng 6,8%.
Ngoài ra, còn có 5.172 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp 5,73 tỉ USD, bằng 55,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong 9 tháng của năm nay, không chỉ vốn FDI đăng ký đầu tư vào VN giảm, lượng vốn FDI giải ngân trên thực tế cũng giảm. Số vốn giải ngân đầu tư FDI đạt 13,76 tỉ USD, bằng 96,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Vốn đăng ký đầu tư giảm, vốn thực hiện giảm cho thấy đại dịch COVID-19 đã có tác động không nhỏ tới dòng vốn đầu tư nước ngoài vào VN trong thời gian qua.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tuy dòng vốn FDI vào VN giảm sút so với cùng kỳ, nhưng xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thì kết quả thu hút đầu tư FDI của VN vẫn tốt hơn nhiều quốc gia khác.
Thời gian qua, các nhà đầu tư FDI đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được 9,9 tỉ USD, chiếm 46,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp đến là các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư trên 4,3 tỉ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký lần lượt gần 3,2 tỉ USD và 1,3 tỉ USD, còn lại là các lĩnh vực khác.
Xét theo vùng, lãnh thổ, Singapore đang dẫn đầu về số vốn đầu tư vào VN với tổng vốn đăng ký đầu tư 6,77 tỉ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đầu tư 3,17 tỉ USD, Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đăng ký đầu tư 1,87 tỉ USD.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận