Thí sinh làm thủ tục xét tuyển đại học năm 2017 - Ảnh: M.G.
Khối ngành kinh doanh được đăng ký nhiều nhất
Ba nhóm ngành được thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều nhất là Kinh doanh và quản lý, Pháp luật; Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, Khách sạn-du lịch-thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường, An ninh quốc phòng; Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y.
Thống kê chỉ tiêu theo nhóm ngành và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành như sau:
Trong đó Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; Khối ngành II: Nghệ thuật; Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, Pháp luật; Khối ngành IV: Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên; Khối ngành V: Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y.
Khối ngành VI: Sức khỏe; Khối ngành VII: Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, Khách sạn-du lịch-thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường, An ninh quốc phòng.
Tổ hợp toán - lý - hóa được đăng ký nhiều nhất
Thống kê đăng ký xét tuyển năm 2018 về cơ bản các trường và thí sinh vẫn sử dụng tổ hợp truyền thống để xét tuyển.
Tương tự như năm 2017, năm nay tổ hợp có lượng thí sinh chọn đăng ký nhiều nhất là: A00: Toán, Lí, Hóa; D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; A01: Toán, Lí, Anh văn; B00: Toán, Hóa, Sinh; C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí. Năm 2018, năm tổ hợp này chiếm gần 90%, năm 2017 gần 92%).
Quy chế tuyển sinh cho phép các trường được bổ sung thêm các tổ hợp bài thi/môn thi mới để xét tuyển và quy định "các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo". Về lý thuyết, có 9 môn thi và một số môn thi năng khiếu có thể thiết kế tới hơn 400 tổ hợp.
Tuy nhiên kết quả thống kê cho thấy số thí sinh đăng lý xét tuyển chọn các tổ hợp mới được bổ sung rất ít: có hơn 100 tổ hợp chỉ có dưới 10 thí sinh chọn và có hàng 100 tổ hợp không có trường hoặc thí sinh nào chọn. Thực tế, thí sinh cũng không "mặn mà" với các tổ hợp mới. Trong hai năm gần đây, 5 tổ hợp truyền thống thường chiếm tới khoảng 90% tổng số nguyện vọng ĐKDT của thí sinh.
Thống kê chi tiết nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển vào các tổ hợp như sau:
Theo quy định của Luật Giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
Quy chế tuyển sinh cũng đã quy định rõ việc thêm các tổ hợp bài thi/môn thi mới để xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc "Sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành".
Thực tế, khi các môn thi THPT quốc gia tăng lên để đảm bảo học sinh học đều các môn, có 2 bài thi tổ hợp gồm sáu môn thi… thì số lượng tổ hợp tuyển sinh tất yếu tăng lên, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tuyển sinh theo ngành.
Tuy nhiên, để gắn với yêu cầu của ngành đào tạo thì tổ hợp tuyển sinh phải có một hoặc hai môn thi được coi là môn kiến thức nền tảng, môn tiên quyết để có thể vào học chương trình đào tạo.
Theo Bộ GD-ĐT, căn cứ tình hình thực tế trong công tác tuyển sinh, ngay từ đầu năm 2018 bộ đã thường xuyên giám sát, nhắc nhở các trường có thông báo xét tuyển tổ hợp các môn thi chưa phù hợp với ngành đào tạo và yêu cầu thực hiện đúng quy định, ví dụ tuyển sinh ngành ngôn ngữ nước ngoài nhưng không tuyển sinh tổ hợp có ngoại ngữ, các ngành kỹ thuật tuyển sinh khối C…
Sau khi có ý kiến nhắc nhở của Bộ GD-ĐT, nhiều trường đã khẩn trương điều chỉnh như ĐH Công nghệ Đồng Nai, ĐH Đông Đô…
Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có văn bản chỉ đạo Bộ GD-ĐT phải "xử lý nghiêm và cho dừng tuyển sinh đối với cơ sở đào tạo cố tình đưa ra những tổ hợp xét tuyển không khoa học, không phù hợp, thậm chí chỉ nhằm mục đích tăng số lượng tuyển sinh, ảnh hưởng đến chất lượng, yêu cầu đào tạo" là sự thể hiện thái độ cứng rắn đối với cơ sở coi thường chất lượng đầu vào, chất lượng đào tạo.
Giám sát chặt trường có dấu hiệu tiêu cực
Đối với các trường tuyển sinh những tổ hợp chưa gắn với yêu cầu của ngành đào tạo, bộ sẽ tham vấn chuyên gia, trao đổi và yêu cầu nhà trường giải trình những nội dung trên.
Nếu không có căn cứ thuyết phục, bộ có thể lựa chọn những trường có dấu hiệu tiêu cực này để giám sát chặt chẽ quá trình tuyển sinh của trường; kiểm tra, thanh tra về các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện các quy định về tuyển sinh, đào tạo, việc đảm bảo chuẩn đầu ra và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp...
Những trường chất lượng thấp sẽ bị cảnh báo; nếu có vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí đến dừng tuyển sinh và công khai cho xã hội biết để phòng ngừa chung.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận