09/03/2019 17:22 GMT+7

Hơn 139.000 trẻ ở TP.HCM không tiêm vacxin sởi - rubella

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO -Hơn 139.000 trẻ ở TP.HCM không tiêm vacxin sởi - rubella. Đặc biệt có 97% số trẻ nhiễm sởi không được tiêm chủng và đối tượng nhiễm ngày càng có xu hướng chuyển dịch từ trẻ em sang người lớn, điều hiếm gặp xưa nay.

Hơn 139.000 trẻ ở TP.HCM không tiêm vacxin sởi - rubella - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát tình hình điều tra giám sát phòng chống tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trước nguy cơ này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thị sát tình hình điều tra, giám sát phòng chống dịch sởi tại "điểm nóng" TP.HCM, cùng mổ xẻ nguyên nhân, truy tìm... thủ phạm.

Theo báo cáo của Phòng Y tế Q.8, năm 2018 quận này chỉ có 81 ca mắc sởi, nhưng chỉ hai tháng đầu năm 2019, số ca mắc gần gấp 3 lần, với 216 ca. Đặc biệt ngoài đối tượng trẻ nhỏ, trong số này có nhiều ca mắc sởi là những "em bé ngoài 30 tuổi".

Hơn 139.000 trẻ ở TP.HCM không tiêm vacxin sởi - rubella - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm hỏi một phụ huynh có con mắc sởi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Xét về tổng thể dịch sởi trên toàn TP, ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó giám đốc Sở Y tế, cho biết chỉ trong hai tháng đầu năm 2019, trên địa bàn TP.HCM ghi nhận có 2.634 ca mắc sởi, tăng gần 1.000 ca so với cả năm 2018. Đặc biệt, 97% số trẻ nhiễm sởi không được tiêm chủng.

Bệnh sởi xuất hiện ở tất cả 24 quận, huyện. Các huyện giáp ranh các tỉnh hoặc có khu công nghiệp thì số ca sởi tăng cao.Các ca bệnh được báo cáo tăng từ tuần 36 năm 2018, đạt đỉnh cao nhất vào tuần 4-2019. Hiện số ca nhiễm có dấu hiệu giảm dần.

Tổng số trẻ cần tiêm trên toàn TP là 295.637 trẻ, thì hiện nay TP.HCM chỉ có 156.623 trẻ (chiếm 53%) tiêm, còn 47% không tiêm chủng.

Hơn 139.000 trẻ ở TP.HCM không tiêm vacxin sởi - rubella - Ảnh 3.

Bộ trưởng Y tế làm việc với lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Các đối tượng này nằm trong diện được tiêm ít nhất một mũi; hoãn hoặc vắng tiêm, chống chỉ định và trẻ không đồng ý tiêm cũng không cung cấp tiền sử tiêm.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng nguyên nhân của dịch sởi gia tăng là xuất phát từ lúc 9 - 12 tháng trẻ không được tiêm nhắc lại. Ngoài ra còn có nguyên nhân lây lan ở người trưởng thành, đặc biệt các bà mẹ là do trước đây không được tiêm. Điều này khiến khi sinh con, các mẹ không có kháng thể từ vacxin, nên lây sởi từ con.

"Không tiêm và tiêm không đúng lịch là nguyên nhân. Bây giờ "thà bắt nhầm còn hơn bỏ sót", phải có chiến dịch tiêm chủng cho tất cả đối tượng từ thường trú, nhập cư, tạm trú, kể cả không được quản lý… Cứ túm được cháu nào trong diện là tiêm. Chúng ta không thiếu vacxin" - bộ trưởng khẳng định.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng Sở Y tế TP cần phải thay đổi tư duy tuyên truyền. "Phải đến từng hộ dân vận động, không thể tuyên truyền theo kiểu nhà nào có trẻ chưa tiêm thì mang đi tiêm. Tôi thấy cần phải có truy trách nhiệm cho từng người, từng đơn vị cụ thể khi có trẻ mắc bệnh", Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu nói.

Khẳng định tiêm chủng là hoạt động ưu tiên số 1 của y tế công cộng, bà Tiến đề xuất Sở Y tế TP đổi mới tư duy, có biện pháp phòng bệnh lâu dài. "Tôi đề nghị tuần nào cũng phải tổ chức tiêm, không theo đợt, theo chương trình, để đáp ứng nhu cầu người dân", Bộ trưởng nói.

Bộ Y tế truy vấn: Tại sao tỉ lệ tiêm chủng cao, dịch sởi vẫn bùng phát mạnh?

TTO - Tại sao đạt tỉ lệ tiêm chủng cao nhưng dịch sởi vẫn bùng phát mạnh? Tại sao tỉ lệ người mắc sởi lại tập trung nhiều ở các bà mẹ, người trưởng thành mà ít xuất hiện ở trẻ em? Đó là những câu hỏi được đặt ra sáng nay.

HOÀNG LỘC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên