Phóng to |
Ruộng của bà con nông dân xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) bỏ hoang cho cỏ mọc nhiều năm nay - Ảnh: Hà Đồng |
Theo ông Tuấn, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc bà con nông dân bỏ ruộng, trả ruộng là do sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp hơn so với nghề khác.
Theo Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên- môi trường Thanh Hóa cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh, tại 11 huyện, thị xã, TP có tình trạng nông dân bỏ ruộng, trả ruộng như: TP Thanh Hóa, Nga Sơn, Nông Cống, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia… với tổng diện tích đất mà 10.578 hộ nông dân bỏ ruộng, trả ruộng là 1.104,7ha (gồm 534,1ha đất chuyên sản xuất lúa và 570,6ha đất sản xuất nông nghiệp khác). Trong đó, có 8.359 hộ dân bỏ ruộng; 2.183 hộ dân đã trả ruộng cho chính quyền. Số diện tích đất không sản xuất nhiều năm nay là đất được nhà nước giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình.
Ông Tuấn cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng nông dân bỏ ruộng, trả ruộng là do chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là tại TP Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Hậu Lộc; do điều kiện sản xuất nông nghiệp ở một số vùng gặp nhiều khó khăn; thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt) thấp so với nghề khác và không ổn định.
Qua phân tích của các địa phương và ngành chức năng, bình quân thu nhập từ một sào lúa (500m2) chỉ đạt 700.000- 800.000 đồng/vụ (trong bốn tháng); vùng lúa năng suất chất lượng cao đạt 1,1- 1,2 triệu đồng/sào/vụ. Chính sách giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho hộ dân từ năm 1993 còn manh mún, xen kẽ, khó canh tác, khó đầu tư thâm canh. Tại một số địa phương, việc đóng góp nhiều loại phí được tính theo đầu sào (như phí bảo vệ đồng ruộng, giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương...), nên nhiều hộ dân đã chủ động bỏ ruộng, hoặc trả ruộng để giảm bớt các khoản đóng góp.
Để giải quyết tình trạng bỏ ruộng, trả ruộng, ông Tuấn cùng ông Vũ Đình Xinh- giám đốc Sở Tài nguyên- môi trường Thanh Hóa cho rằng: các địa phương và ngành chức năng sẽ rà soát, kiểm tra cụ thể từng diện tích đất nông nghiệp mà nông dân bỏ hoang, hoặc trả ruộng, để có kế hoạch đổi điền dồn thửa, tạo thành các cánh đồng lớn; đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực có diện tích đất bỏ hoang. Sau đó, chính quyền địa phương sẽ vận động các hộ dân có nhu cầu làm ruộng, hoặc doanh nghiệp nhận số đất hoang để sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương sẽ rà soát, thống kê số ruộng của các hộ dân không tha thiết sản xuất nông nghiệp nữa, để thu hồi theo pháp luật đất đai, rồi kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất nông nghiệp…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận