Trong báo cáo đề dẫn hội thảo, GS.TS Tạ Ngọc Tấn (giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) nhấn mạnh: “Với niềm tin mãnh liệt vào phẩm giá, tính hướng thiện của con người, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần khoan dung, chủ động xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau cùng hướng tới tương lai. Ngay cả đối với những người lầm đường lạc lối, Người cũng yêu cầu phải có tấm lòng nhân ái, khoan dung; phải thực hành chữ bác ái, sẵn sàng tha thứ, không truy cứu những lỗi lầm đã qua; nặng về giáo dục, nhẹ về xử phạt; dìu dắt, khuyến khích, nâng đỡ họ, giúp họ bỏ đường tà theo đường chính, hoan nghênh họ cùng phấn đấu cho sự nghiệp chung của dân tộc vì họ đều là máu đỏ da vàng, cũng đều là con dân nước Việt, đều có ít hay nhiều lòng ái quốc”.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh tư tưởng về nền quốc phòng toàn dân của Hồ Chí Minh là sự kết hợp và cấu thành của quan điểm dân là gốc, dân vi bản với quan điểm về nền quốc phòng của nhà nước XHCN... “Tư tưởng “dân là gốc” của Hồ Chí Minh được bắt nguồn và thấm nhuần tư tưởng “đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” của Nguyễn Trãi, của cha ông ta và nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” - Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu.
Đại tướng, GS.TS Trần Đại Quang, bộ trưởng Bộ Công an, cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho đời sau di sản vô cùng to lớn, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, với quan điểm cơ bản, cốt lõi, nhất quán: nhân dân là nền tảng, sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận