09/07/2018 15:51 GMT+7

Hôi miệng - nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Hôi miệng là một vấn đề khá phổ biến thường gặp ở nhiều người. Bệnh khiến người bị hôi miệng cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp.

Hôi miệng - nguyên nhân và cách phòng ngừa - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: istockphoto.com

Hôi miệng là một vấn đề khá phổ biến thường gặp ở nhiều người. Bệnh không chỉ khiến bạn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Sau đây là các nguyên nhân phổ biến nhất và cách phòng ngừa:

Ăn thức ăn nặng mùi

Đôi khi hơi thở sẽ có mùi thức ăn mà chúng ta ăn vào, chẳng hạn như là hành, tỏi, rau mầm, bắp cải, súp-lơ... Để hạn chế hôi miệng, chúng ta có thể uống nhiều nước, nhai kẹo cao su giúp kích thích tuyến nước bọt, giảm mùi khó chịu này.

Hút thuốc

Hút thuốc và nicotine làm tăng nguy cơ hôi miệng đồng thời cũng làm khô nước bọt trong miệng. Giải pháp duy nhất là bỏ hút thuốc nhưng cách này thật sự không dễ đối với một số người.

Thuốc

Thuốc mà chúng ta uống hàng ngày cũng có thể gây hôi miệng, ví dụ như thuốc kháng histamine, giãn cơ, chống loạn thần, lợi tiểu... gây khô miệng, giúp vi khuẩn trong miệng gia tăng và gây hôi miệng. Cách duy nhất là vệ sinh răng miệng kỹ, làm sạch lưỡi sẽ tạm thời ngăn ngừa hôi miệng.

Bệnh lý xoang hàm

Dịch nhày trong mũi có vai trò bảo vệ chặn những vật thể bên ngoài khi hít vào. Tuy nhiên, dịch nhày này tích tụ sau cổ họng một khi chúng ta bị nhiễm bệnh hô hấp hoặc dị ứng. Khi đó, các vật thể ngoại sinh này sẽ đi vào trong miệng và khu trú trên bề mặt lưỡi, gây nên hôi miệng. Trường hợp này có thể dùng nước muối sinh lý làm sạch đường mũi. Nếu tình trạng này vẫn còn, hãy đến khám bác sĩ.

Bệnh sâu răng

Mảng bám tích tụ lên răng và nướu sẽ gây sâu răng. Thức ăn lấp vào và tồn tại ở lỗ sâu, không thể đánh răng sạch được và sinh mùi hôi miệng. Nên trám hết các răng sâu, đánh răng kỹ, dùng chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn kẽ răng, làm sạch lưỡi, cạo vôi răng định kỳ, sử dụng thêm nước súc miệng…

Chứng ợ nóng hay trào ngược dạ dày

Một số người bị trào ngược dạ dày (GERD), mùi này xuất phát từ dạ dày đi ngược lên thực quản. Bạn cần tránh ăn thức ăn gây trào ngược acid như: Thức ăn cay, nước ép trái cây, uống rượu và cà phê. Thay vì uống nước ép hay nước ngọt có ga, bạn chỉ nên dùng nước lọc, giúp bao tử dễ chịu và rửa trôi được vi khuẩn.

Thức ăn nhiều acid amin

Chế độ ăn hàng ngày như sữa, sữa chua, phô mai… rất tốt cho răng và cung cấp canxi, dưỡng chất khác cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên, chế độ ăn này quá cao lượng axit amin giúp vi khuẩn phát triển và gây hại.

Chỉ cần đánh răng, nướu sau ăn, dùng chỉ nha khoa. Đợi ít nhất 30 phút sau ăn hãy đánh răng, có thể súc miệng với nước sau ăn.

Amidan

Amidan là mô tuyến giúp chặn giữ vi khuẩn vào trong họng và chống lại sự nhiễm trùng. Tuy nhiên, với vai trò này, những cặn thức ăn, vi khuẩn, tế bào chết cũng bị giữ lại đây. Nó không có triệu chứng gì nhưng lại gây hôi miệng. Chỉ cần súc họng với nước súc miệng kháng khuẩn pha loãng là có thể kiểm soát hôi miệng hiệu quả.

Phòng ngừa hôi miệng:

- Vệ sinh răng miệng thật kỹ, đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

- Uống nhiều nước, trên 2 lít nước mỗi ngày.

- Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng để được khám răng và cạo vôi răng.

- Bỏ hút thuốc lá.

- Kiểm soát chế độ ăn như đã đề cập ở trên.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên