07/09/2021 11:50 GMT+7

Hỏi - Đáp Ngày không tiền mặt: 2/3 người tiêu dùng Đông Nam Á không dùng tiền mặt

P.T.
P.T.

TTO - Visa thường thực hiện các cuộc khảo sát về thói quen thanh toán, hành vi mua sắm hay không? Nếu có, xin cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa khách hàng là người Việt Nam, với các nước xung quanh trong khu vực.

- Hằng năm, Visa thực hiện Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng tại các thị trường chính yếu ở khu vực Đông Nam Á. 

Năm 2020, Visa thực hiện khảo sát với 7.500 người tiêu dùng tại 8 nước trong khu vực Đông Nam Á bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Myanmar, Campuchia. 

Trong số đó, Singapore là quốc gia dẫn đầu trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt với tỉ lệ áp dụng thanh toán không tiền mặt là 98%. 

Việt Nam đồng hạng vị trí thứ tư cùng Philippines với tỉ lệ 89%. Sở thích thanh toán của người tiêu dùng Đông Nam Á được đa dạng hóa và có sự khác biệt giữa các thị trường khi ngày càng nhiều lựa chọn thanh toán được ra đời. 

Ví dụ, thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc được ưa thích nhất ở Singapore (31%), tại Indonesia tỉ lệ người tiêu dùng sử dụng ví điện tử dẫn đầu (24%).

Gần 2/3 người tiêu dùng ở Đông Nam Á (64%) đã không dùng tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là người tiêu dùng ở Việt Nam (84%), Thái Lan (82%) và Philippines (79%). 

Khoảng thời gian này trung bình là nhiều hơn một tuần (10 ngày), người tiêu dùng tại Philippines đạt được mức gần hai tuần (12 ngày). 

Người tiêu dùng tại Việt Nam và Malaysia (đều 10,3 ngày) cũng khá thành công trong việc không dùng tiền mặt. 

Với sự tăng trưởng của thanh toán kỹ thuật số và trải nghiệm số tại Đông Nam Á, tiến trình chuyển đổi sang một xã hội không tiền mặt đang có những dấu hiệu tích cực.

So với các nước trong khu vực, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50), đây là một điểm mạnh biến nước ta thành một thị trường sôi động đang trên đà phát triển trong lĩnh vực thanh toán điện tử. 

Những người tiêu dùng trẻ tuổi sẵn sàng tìm hiểu và áp dụng các hình thức thanh toán mới. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân đang tăng lên với khoảng 1 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu mỗi năm. 

Họ chi tiêu nhiều hơn, và để đảm bảo nắm được tình hình tài chính cá nhân, đòi hỏi phải có những phương thức thanh toán thông minh, tiện lợi giúp họ dễ dàng thực hiện được điều này. 

Ngoài ra, dưới tác động của dịch bệnh, thanh toán an toàn, bảo mật để hoàn tất các giao dịch là một nhu cầu hiện nay của người tiêu dùng.

Hỏi - đáp Ngày không tiền mặt: Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt: Cơ hội và thách thức Hỏi - đáp Ngày không tiền mặt: Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt: Cơ hội và thách thức

TTO - Hỏi: Nhận định chung về thị trường thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian qua của HDBank ?

P.T.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên