Thông tin này được ông Phạm Phú Ngọc - giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An - cho biết sáng 3-2.
Tết Nguyên tiêu Hội An có nhiều nét đặc trưng, là một trong những hoạt động từ lâu được kết hợp làm du lịch.
Vừa qua, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã quyết định công nhận Tết Nguyên tiêu Hội An là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở mục Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Chào mừng sự kiện này, Hội An tổ chức Tết Nguyên tiêu với nhiều chương trình đặc sắc trong và ngoài khu phố cổ.
Cụ thể:
- Đêm phố cổ vào tối 14 tháng giêng (tức 4-2);
- Đêm thơ Nguyên tiêu vào tối 14 tháng giêng (tức 4-2) tại đình Cẩm Phô từ 19h30-21h30;
- Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ vào ngày 16 tháng giêng (tức 6-2) tại khu phố cổ.
Ngoài ra, lễ cúng Nguyên tiêu, giỗ tổ tiền hiền tại các hội quán Quảng Triệu, Triều Châu, Phúc Kiến cũng được tổ chức từ 5h-17h ngày 16 tháng giêng (tức 6-2).
Đặc biệt tại di tích đình Hội An (đình Ông Voi) sẽ diễn ra lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Nguyên tiêu ở Hội An vào sáng 15 tháng giêng (tức 5-2). Trước lễ sẽ có đoàn diễu hành rước danh hiệu từ lúc 7h30-9h.
Lộ trình từ đình Sơn Phong - Hội quán Triều Châu - Hội quán Hải Nam - Tụy tiên đường Minh Hương - chùa Ông - Hội quán Phước Kiến - Hội quán Ngũ Bang - Hội quán Quảng Triệu - chùa Cầu - đình Cẩm Phô - đường Phan Châu Trinh - đường Lê Lợi - đình Hội An.
Tết Nguyên tiêu (hay còn gọi là Tết Thượng nguyên) là lễ hội có từ lâu tại Hội An.
Cứ sau ngày Khai hạ (mùng 7 tháng giêng), người dân làm lễ cúng tiền hiền, cầu an, cầu tài lộc đầu năm với ước vọng mọi việc trong năm mới được hanh thông, như ý.
Tết Nguyên tiêu (hay còn gọi là Tết Thượng nguyên) là lễ hội có từ lâu tại Hội An.
Cứ sau ngày Khai hạ (mùng 7 tháng giêng), người dân làm lễ cúng tiền hiền, cầu an, cầu tài lộc đầu năm với ước vọng mọi việc trong năm mới được hanh thông, như ý.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận