Học sinh 'kể' chuyện Trọng Thủy - Mỵ Châu thành nhạc kịch, diễn tại Nhà hát TP.HCM

Nhà hát TP.HCM tối 19-4 không còn một ghế trống khi khán giả được thưởng thức truyền thuyết Trọng Thủy - Mỵ Châu bằng một hình thức độc đáo: nhạc kịch.

nhạc kịch - Ảnh 1.

Một đoạn trong vở nhạc kịch của học sinh lấy cảm hứng từ truyền thuyết Trọng Thủy - Mỵ Châu - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Vở diễn nhạc kịch tiếng Anh The Enchanted Crossbow (Nỏ thần huyền bí) do học sinh Victoria School thể hiện, nằm trong dự án nghệ thuật tích hợp giữa học tập lịch sử và biểu diễn sân khấu.

Lấy cảm hứng từ câu chuyện Trọng Thủy - Mỵ Châu quen thuộc, nhạc kịch được dàn dựng mang màu sắc hiện đại, kết hợp giữa âm nhạc, vũ đạo, phục trang và kỹ xảo ánh sáng.

Gần 50 học sinh từ bậc tiểu học đến trung học đảm nhiệm vai trò diễn viên và vũ công, với sự hỗ trợ chuyên môn từ các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi Trẻ Việt Nam.

Theo nhà trường, từ khâu tuyển chọn đến tổng duyệt, vở diễn được chuẩn bị trong gần hai tháng.

Trong khoảng thời gian đó, các học sinh phải sắp xếp giữa lịch học chính khóa và lịch luyện tập vào buổi tối hoặc cuối tuần. Các buổi tập kéo dài nhiều giờ như luyện thoại, phát âm tiếng Anh, học hát, vũ đạo và làm việc nhóm.

NSƯT Lê Ánh Tuyết, tổng đạo diễn vở diễn, cho biết đây là lần đầu tiên nhiều em bước lên sân khấu lớn. Đội ngũ nghệ sĩ đồng hành đánh giá cao khả năng tiếp thu, nỗ lực cá nhân, cũng như sự phối hợp chặt chẽ trong tập thể.

Bà chia sẻ: "Các em không đơn thuần là diễn viên học sinh. Trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy ở các em sự nghiêm túc như những nghệ sĩ trẻ thực thụ".

Học sinh 'kể' chuyện Trọng Thủy - Mỵ Châu thành nhạc kịch, diễn tại Nhà hát TP.HCM - Ảnh 2.

Nội dung buổi nhạc kịch bám khá sát câu chuyện Trọng Thủy - Mỵ Châu - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Đảm nhận vai nữ chính, Đặng Nguyễn Thư Kỳ, học sinh lớp 10, chia sẻ tham gia vở nhạc kịch này là một hành trình giúp em trưởng thành hơn rất nhiều.

Ngoài học được kỹ năng biểu diễn và nâng cao tiếng Anh, bạn còn học cách lắng nghe và hiểu hơn về cảm xúc nội tâm của một nhân vật trong truyền thuyết lịch sử như Mỵ Châu.

Trong khi đó, Gia Bảo, học sinh vào vai vua, cho rằng quá trình luyện tập và hóa thân vào nhân vật giúp em hiểu rõ hơn vai trò và áp lực của một người đứng đầu đất nước.

"Em hiểu được những trăn trở và lo lắng cho vận mệnh đất nước của một vị vua, hiểu cha ông ta đã vất vả để dựng nước và giữ nước. Vở diễn đã giúp em thấy được giá trị của hòa bình, lòng yêu nước và tinh thần dân tộc", Gia Bảo nói.

ThS Christopher Bradley - tổng hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Chúng tôi mong muốn mỗi vở diễn không chỉ là một sản phẩm trình diễn, mà còn là quá trình học tập, nơi các em phát triển tư duy phản biện, sự chủ động và trách nhiệm cá nhân".

Học sinh 'biến hoá' câu chuyện Trọng Thủy - Mỵ Châu thành nhạc kịch, diễn tại Nhà hát thành phố - Ảnh 3.'Lửa từ đất' - vở nhạc kịch xúc động về cuộc đời người anh hùng Nguyễn Ngọc Vũ

Người anh hùng ấy xuất thân trong một gia đình giàu có nhưng đã lựa chọn một cuộc đời hiến dâng cho lý tưởng, hy sinh cho đất nước đang chịu cảnh lầm than nô lệ. Ông là Nguyễn Ngọc Vũ - bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Hà Nội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên