Các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017 tại Hải Phòng - Ảnh: ĐỨC TIẾN |
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2017-2018 vừa qua, học sinh Hải Phòng phải trải qua ba bài thi: ngữ văn, toán (120 phút/môn) và bài thi tổ hợp bao gồm kiến thức bảy môn học - tiếng Anh, sinh, địa, sử, lý, hóa, giáo dục công dân (làm trong 60 phút với 40 câu hỏi trắc nghiệm).
Nhiều phụ huynh và cả giáo viên cho biết đến giờ họ vẫn chưa hết “sốc” với kiểu thi này.
“Để làm bài thi 40 câu đó, học sinh phải ôn tập khoảng 700 câu hỏi trong đề cương. Trung bình mỗi môn có 100 câu. Nếu tính cả nội dung ôn tập hai môn độc lập là toán, ngữ văn được quy ra câu hỏi, thì mỗi học sinh sẽ phải ôn tập khoảng 1.000 câu”, một cô giáo trường THCS ở quận Hải An, TP Hải Phòng cho biết.
Trước bức xúc, lo lắng của phụ huynh, kiến nghị của giáo viên, Sở GD-ĐT Hải Phòng đã lùi thời gian tổ chức kỳ thi chậm lại một tháng so với các năm trước, để kéo dài việc ôn luyện cho học sinh.
Nhưng theo rất nhiều phụ huynh ở Hải Phòng, thời gian càng kéo dài, tình trạng ôn tập của học sinh càng căng, nhiều em kiệt sức vì học ngày học đêm, học nhiều ca trong ngày.
Theo ông Nguyễn Xuân Trường - giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng, “việc đổi mới phương thức thi vào lớp 10 THPT công lập với bài thi tổng hợp bảy môn nhằm hạn chế việc dạy và học lệch cho học sinh”.
Đề thi tổ hợp từ quá nhiều môn đã được giáo viên Hải Phòng gọi là “siêu tổ hợp”.
Một giáo viên dạy lớp 9 cho biết: “Để tránh học sinh học tủ, học lệch có nhiều cách hay hơn là đưa ra một đề thi 7 trong 1. Cách làm này chỉ khiến học sinh sa đà vào học thuộc kiến thức thay cho rèn kỹ năng. Học sinh không hào hứng học mà mệt mỏi, chịu áp lực tâm lý rất lớn”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận