Ngay cả những nghề “bình dân” như đầu bếp, pha chế thức uống... cũng rất hút, “ra bao nhiêu cũng lấy hết”.
Kỳ 1:
Phóng to |
Cơ khí, hàn, điện là những ngành rất cần cho cuộc sống. Trong ảnh: thí sinh dự thi tại Hội thi tay nghề trẻ TP.HCM -Ảnh: Hà Bình |
Trong khi đó, theo ông Trần Hoàng Anh - hiệu trưởng Trường CĐN CNTT iSPACE, với nhịp sống sôi động và lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển rất mạnh, chi phối hầu hết đời sống, cho nên những nghề liên quan đến sản phẩm công nghệ cao cũng được các bạn trẻ chú ý như an ninh mạng, sửa chữa các thiết bị công nghệ cao như điện thoại, smartphone, các thiết bị công nghệ cầm tay...
Rất thiếu nhân lực nghề
1.000 việc làm cho nhân viên văn phòng Mạng Việc làm và tuyển dụng CareerBuilder Việt Nam cho biết dự kiến sẽ có khoảng 1.000 việc làm trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp được đưa ra tại sự kiện nghề nghiệp và giáo dục chuyên nghiệp do mạng CareerBuilder.vn tổ chức vào ngày 24-8, tại Trung tâm hội nghị White Palace, 194 Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Sự kiện tiếp theo diễn ra tại Hà Nội vào ngày 7-9. 1.000 việc làm nói trên có đối tượng tuyển dụng là nhân viên văn phòng, trưởng nhóm và nhân sự quản lý cấp trung. MỸ DUNG |
Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM, cho biết trong ngành CNTT, không chỉ phần mềm mà còn có rất nhiều lĩnh vực như công nghệ nội dung số và phát triển phần mềm di động, game... đều là những lĩnh vực phát triển rất nhanh và có nhu cầu về nguồn nhân lực. Thị trường ngành CNTT thay đổi hằng năm, nếu trước đây chỉ biết về phần cứng, phần mềm và mạng máy tính thì ngày nay đã có nhiều lĩnh vực mới được mở rộng như tích hợp hệ thống, công nghệ di động, thương mại điện tử, game...
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM, tại TP.HCM với nhu cầu nhân lực khoảng 270.000 chỗ làm việc/năm, trong đó ngành CNTT chiếm 6-7,75% (23.000-25.000 người), ngành CNTT đang có nhu cầu cao về sự phát triển, tập trung vào lĩnh vực lập trình viên, hệ thống mạng, phần cứng, kỹ thuật viên - chuyên viên thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng, IT.
Không chỉ trong lĩnh vực công nghệ, những nhu cầu thiết thân trong đời sống như làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu ăn ngon, uống ngon... càng cao nên những ngành nghề liên quan cũng rất cần người như spa, pha chế rượu, nấu ăn, các dịch vụ giải trí và thể thao... Theo ông Trần Phương - hiệu trưởng Trường nghề Việt Giao - những nghề này không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng tại Việt Nam chiếm tỉ trọng khoảng 35% GDP. Vì thế đây là những nghề tạo sức hấp dẫn lớn về thu nhập và nguồn nhân lực trong tương lai.
Cần nhiều thợ bậc cao
Tại TP.HCM, trong quy hoạch phát triển nhân lực thành phố giai đoạn 2011-2020, thành phố ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao. Trong đó đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho chín ngành dịch vụ, bốn ngành công nghiệp như: cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa; điện tử và công nghệ thông tin; chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế; hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm. Trong đó nhu cầu về nhân lực có trình độ nghề chiếm tỉ trọng 35% nhu cầu chỗ làm việc.
Ông Nguyễn Thành Hiệp, trưởng phòng dạy nghề Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, cho rằng vì TP.HCM là trung tâm lớn về kinh tế nên chiến lược phát triển nhân lực của TP.HCM có ảnh hưởng lớn đến lựa chọn nghề nghiệp trong giới trẻ cả nước. Theo ông, những nhóm ngành nghề cần nhiều nhân lực trong tương lai tại TP.HCM là những nghề mang tính chất chiến lược, ưu tiên như cơ khí chính xác và tự động hóa, chế biến thực phẩm phát triển theo hướng tinh chế, công nghệ và mạng, nhân lực cao trong lĩnh vực nông nghiệp...
Để lựa chọn một nghề phù hợp và có việc làm ổn định sau khi ra trường, ông Nguyễn Thành Hiệp khuyên: “Thông thường mọi người chọn nghề theo sở thích. Nhưng nếu điều anh thích mà không đủ năng lực thực hiện hoặc xã hội không cần thì nghề được chọn cũng bằng không. Do đó khôn khéo nhất hiện nay là biết kết hợp giữa khả năng bản thân và nhu cầu xã hội. Vì khi phù hợp với khả năng bản thân thì ta sẽ làm tốt được công việc và có lợi ích cho xã hội”.
Tại TP.HCM, các nhóm ngành nghề có nhu cầu cao về nhân lực trong tương lai là: * Dệt - may - giày da - thủ công mỹ nghệ. * Công nghệ chế biến thực phẩm. * Công nghệ thông tin - điện - điện tử - viễn thông. * Xây dựng - kiến trúc - giao thông vận tải. * Dịch vụ - phục vụ - du lịch - giải trí - nhà hàng - khách sạn. * Quản lý - hành chính văn phòng. * Tài chính - ngân hàng - kế toán - bảo hiểm. * Cơ khí - luyện kim - công nghệ ôtô, xe máy. * Nhóm ngành marketing - kinh tế - kinh doanh - bán hàng và nhóm ngành hóa - hóa chất - y, dược, mỹ phẩm. (Nguồn: Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực TP.HCM) |
Kỳ cuối: Những người thành đạt
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận