20/08/2015 08:00 GMT+7

​Học MBA theo phong cách Do Thái

TDV
TDV

Mong muốn doanh nhân Việt Nam cũng trở nên giàu có như người Do Thái, Viện Quản trị Kinh doanh FSB – Đại học FPT đang áp dụng học thuyết kiến tạo (constructivism), tinh hoa giáo dục của Israel, vào các chương trình đào tạo MBA.

Trên thế giới, người Do Thái (Israel) là chủ nhân của hơn 30% giải thưởng Nobel. Đất nước Israel là quê hương sản sinh ra những bộ óc thiên tài như Jesus, Karl Marx, Albert Einstein… những nhân vật có tầm ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn thể nhân loại. Thống kê tại Mỹ cho thấy, 1/3 triệu phú là người gốc Do Thái, 20% các giáo sư hàng đầu cũng gốc Do Thái.

Theo các nhà nghiên cứu, sự kỳ diệu để sản sinh ra những thiên tài Do Thái và sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel chính là nhờ tinh hoa nền giáo dục truyền thống của họ cũng như nghị lực phi thường để sinh tồn trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.

Hiểu được điều này, PGS. TS. Trương Gia Bình đã “lặn lội” sang Israel, tìm gặp những nhân vật hàng đầu về giáo dục, những học giả Nobel nổi tiếng để học hỏi những tinh hoa giáo dục của đất nước thần kỳ. Và hành trang trở về Việt Nam chính là Học thuyết kiến tạo (Constructivism).

Cây cà chua của người Do Thái được kích thích bằng ánh sáng đỏ đúng thời điểm đã phát triển như cây đại thụ, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tin rằng, các lãnh đạo doanh nghiệp nếu biết phát huy đội ngũ cũng tạo nên sự bứt phá mãnh liệt như vậy

Học thuyết kiến tạo – Chuyển việc học từ ghi nhớ sang tạo dựng

Học thuyết được sử dụng phổ biến hiện nay ở các trường là Instructivism - học thuyết chỉ đạo. Đây là cách đang được áp dụng phổ biến ở Việt Nam: thầy cô giảng bài, học trò ghi chép… Với trường phái này, tri thức được xem như những hòn đá, người học như những cái giỏ. Việc của người thầy là đổ đầy giỏ những hòn đá tri thức. Vì thế, người học trở nên thụ động, tri thức được chỉ dẫn, tiếp thu và ghi nhớ, đa phần không được áp dụng vào cuộc sống công việc.

PGS TS Trương Gia Bình giảng dạy trong chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh FeMBA theo phương thức của Học thuyết kiến tạo – “từ khóa phép thuật” cho học tập tích cực.

Constructivism – Học thuyết kiến tạo, là cách thức học hỏi dựa trên sự tương tác giữa kinh nghiệm và ý tưởng của các cá nhân. Học thuyết này cho rằng: tri thức được sáng tạo trong quá trình cá nhân khám phá thế giới. Áp dụng triết lý kiến tạo vào giảng dạy cho phép học viên chủ động tạo ra tri thức sâu sắc cho riêng mình qua việc tham gia tích cực vào bài giảng và tương tác với các học viên khác. Giảng viên đóng vai trò người hướng dẫn, định hướng.

Cách học và dạy này giúp học viên hiểu sâu và làm chủ các tri thức do chính mình tham gia xây dựng, thảo luận, tranh biện với các khái niệm mới trên nền tảng tri thức đã có. Giảng viên là người tạo điều kiện thuận lợi, quan sát và hướng dẫn học viên xây dựng nên kiến thức chứ không chỉ là người truyền thụ kiến thức.

Constructivism – “Từ khóa phép thuật” cho sự thành công

Ý niệm về triết lý kiến tạo đến với Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, trong cuộc trò chuyện với George Soros, một tỷ phú người Mỹ gốc Do Thái. Câu chuyện về công nghệ giáo dục dựa trên Học thuyết kiến tạo do 6 nhà khoa học người Do Thái từng đoạt giải Nobel xây dựng nên đã làm ông bừng tỉnh: “Đây chính là sức mạnh đã làm nên tôi và FPT ngày hôm nay”. 

Ngay sau đó, Chủ tịch FPT đã đến Israel, tìm gặp các tác giả, trực tiếp chứng kiến sự kỳ diệu của công  nghệ giáo dục đang được áp dụng khắp Israel. Và ông trở về với lời khẳng định: Constructivism sẽ là "từ khóa phép thuật" cho sự thành công của tập đoàn FPT. Học thuyết kiến tạo là cách tốt nhất để FPT xây dựng một “tổ chức học tập”.

Viện Quản trị kinh doanh FSB thuộc Đại học FPT có nhiều thuận lợi khi áp dụng học thuyết kiến tạo với những kinh nghiệm đã có trong 20 năm thực hành quá trình học tập-giảng dạy dựa trên vấn đề thực tế (problem-based learning), thông qua dự án (project-based learning) trên nền tảng phương pháp lớp học đảo ngược (flipped classroom), Hollywood Teaching, 2C-Games.

Việc tranh luận trong lớp giữa các thành viên trọng nhóm, giữa các nhóm và với thầy luôn được khuyến khích. Nhờ đó, học viên luôn hào hứng với các hoạt động trong và ngoài lớp. Triết lý kiến tạo giúp chương trình đào tạo ở FSB luôn có tính thực tiễn cao, với sự tham dự của các CEO hay Chủ tịch HĐQT nhiều doanh nghiệp trong cương vị giảng viên.

Những buổi học theo nhóm tại chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh FeMBA khuyến khích học viên tranh luận, kiến tạo tri thức mới.

Sau chủ đề “Nghệ thuật chiến tranh trong quản trị doanh nghiệp” với PGS TS Trương Gia Bình, anh Phạm Văn Ninh, học viên chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh FeMBA cho biết: “Khi tham gia lớp FeMBA, vì vừa đi học vừa phải xử lý rất nhiều việc, luôn đến lớp trong tâm trạng mệt mỏi, tôi nghĩ mình sẽ phải cố gắng thật nhiều để không ngủ gật. Nhưng qua các buổi học tôi luôn bị thu hút vào các bài giảng. Còn buổi học với thầy Bình thì quá tuyệt vời. Một nội dung mang tính khái quát, được thực hiện với phương pháp mới mẻ và một bậc thầy về quản trị tạo nên kết quả rất ấn tượng với từng học viên”.

Học viên Phạm Tuyết Hạnh Hà cũng chia sẻ trên Facebook: “Mong sao các buổi học tiếp theo của FeMBA chúng em cũng được học theo Constructivism giống thầy Bình. Thực sự rất hay và hiệu quả!” 

Là điểm đến của những Người-Thầy-Lớn giàu tri thức hiện đại và trải nghiệm thực tế, chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại FSB cũng là nơi kiến tạo tri thức, kiến tạo những Thành-Công-Lớn cho hàng ngàn nhà lãnh đạo, quản lý cao cấp của Việt Nam trong những năm qua.

Viện Quản trị Kinh doanh FSB – ĐH FPT, trường đào tạo Quản trị Kinh doanh hàng đầu Việt Nam, liên tục được bình chọn vào top 3 trường kinh doanh tốt nhất Việt Nam bởi Tổ chức quốc tế Eduniversal, đang tuyển sinh các chương trình:

- DAS: Chương trình Sau đại học, hướng tới bằng MBA quốc tế Thụy Sỹ.

- FeMBA: Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh do ĐH FPT cấp bằng.

Thông tin chi tiết xem tại http://mba.fsb.edu.vn/ hoặc liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

Phòng Tư vấn - Tuyển sinh, chương trình Sau Đại Học

Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - ĐH FPT

Tại Hà Nội:

Điện thoại: 04 6287 1918 - 202  Hotline: 093 293 9981

Email: [email protected]

Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Điện thoại: 08 39 144 922   Hotline: 090 498 7491

Email: [email protected]

TDV
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên