* Lê Nhất Duy (thủ khoa TP Cần Thơ):
Bất ngờ văn điểm 9
Phóng to |
Lê Nhất Duy - Ảnh:Minh Giảng |
Tuy nhiên khi kết quả được công bố, Duy trở thành thí sinh có điểm thi cao nhất của TP Cần Thơ với 58,5 điểm bao gồm bốn điểm 10; 9,5 điểm môn lịch sử và 9 điểm môn văn. “Sáng nay em nghe bạn bè báo tin đậu tốt nghiệp, sau đó lên mạng xem điểm mới biết mình đậu thủ khoa. Cũng khá bất ngờ, nhất là môn văn. Sau khi làm bài em đoán mình được 7,5 đến 8 điểm nhưng không ngờ lại được đến 9 điểm” - Duy cho biết.
Tuy có thế mạnh và rất thích các môn tự nhiên nhưng các môn xã hội, Duy cũng học khá tốt với điểm tổng kết năm môn văn đạt 8,3. “Với các môn xã hội, ngoài những cái buộc phải học thuộc lòng như ngày tháng năm của sự kiện, những cái khác chỉ cần nắm ý, đọc thêm sách sau đó triển khai ra chứ học thuộc lòng sẽ rất mất thời gian mà lại mau quên. Khi vào phòng thi, phải bình tĩnh đọc hết một lượt đề thi, câu nào dễ thì làm ngay, câu nào còn phân vân thì quay lại sau. Nếu làm câu khó trước sẽ mất thời gian và căng thẳng” - Duy chia sẻ kinh nghiệm học tập. Sáng học tại trường, chiều tự học tại nhà và buổi tối tới nhà thầy giáo luyện thi ĐH, đó là lịch học trong suốt năm cuối cấp của Duy. Duy cho biết tuy có đi học thêm nhưng tự học vẫn là chính và phải biết phân bổ thời gian hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi để đầu óc thanh thản.
Ngay sau khi thi tốt nghiệp xong, lịch luyện thi của Duy vẫn không thay đổi. Hiện Duy đang dùi mài bốn môn toán, lý, hóa và sinh để dự thi vào Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và Trường ĐH Cần Thơ. Tuy nhiên, Duy cho biết việc trước mắt là “phải khao tụi bạn cái đã, sáng giờ tụi nó cứ gọi điện và bắt em khao đậu thủ khoa!”.
* Lê Minh Đức (thủ khoa TP Hà Nội):
Học giỏi và mê trái bóng
Phóng to |
Lê Minh Đức (trái) - Ảnh: Ngọc Hà |
“Với mình, thời gian học thêm nhiều nhất chỉ là hai tiếng/ngày. Nếu chỉ cắm cúi vào việc đi học thêm, nghe giảng, rồi chép bài, mình nghĩ kiến thức đọng lại sẽ không nhiều” - Lê Minh Đức chia sẻ. Mỗi ngày tối đa chỉ dành ra hai tiếng cho học thêm, thời gian còn lại, chàng trai cao 1,72m dành cho... bóng rổ. Đức bảo thi ĐH xong em sẽ còn nhiều thời gian hơn nữa để dành cho cả bóng rổ và bóng đá.
“Môn vật lý đòi hỏi nhiều thí nghiệm, nhưng do điều kiện thiết bị hạn chế của nhà trường nên bọn em không mấy khi được thực hành”. Trong sách giáo khoa cũng có nhiều thí nghiệm, nhưng tất cả chỉ được mô phỏng bằng hình vẽ, rất khó hình dung. Cậu học sinh lớp 12C1 đã tự mình mày mò trên Internet, hỏi các bạn của mình đang học ở nước ngoài để biết thêm về những phần mềm học tập hữu ích. Quan sát trực tiếp thí nghiệm đang được thực hiện như thật qua phần mềm giúp Đức hình dung về kiến thức của mình rõ ràng, cụ thể hơn.
“Em thích sự rõ ràng. Học khối A nhưng em thích đọc truyện ngắn của Nam Cao lắm. Cách miêu tả con người của Nam Cao cho em hình dung về nhân vật y như thật. Cũng rõ ràng như các thí nghiệm vậy” - Đức nói.
* Lê Phan Ái Nhân (thủ khoa tỉnh Thừa Thiên - Huế):
Còn phải cố gắng hơn nữa
Phóng to |
Lê Phan Ái Nhân (giữa)- Ảnh: THÁI LỘC |
“Thật ra mình chỉ đứng hạng hai trong lớp thôi, nhiều bạn học giỏi lắm nhưng kết quả thi không cao là do học lệch, ít quan tâm đến các môn khác. Mình cũng phân biệt môn chính nhưng không học lệch hẳn về nó mà có chú ý đến các môn phụ nữa nên mới đạt điểm cao như vậy” - Nhân nói.
Nhân cho biết đã chọn thi ngành tài chính ngân hàng - ĐH Ngân hàng TP.HCM với lý do: “Vào ngành ngân hàng để vừa phát triển các môn tự nhiên, vừa có thể ứng dụng thế mạnh ngoại ngữ yêu thích”. Cô học trò cho biết không có “ước mơ xoay chuyển thế giới” như nhiều bạn giỏi khác mà chỉ có nguyện vọng là một nhân viên hoạt động xuất sắc trong lĩnh vực ngân hàng.
Đậu thủ khoa với Ái Nhân là: “Áp lực lớn hơn niềm vui vì nhiều người... để ý. Lo vì nếu có sơ sẩy, kết quả thi ĐH không như ý muốn thì người ta cho “cái thủ khoa” kia chỉ do “gặm” bài mà ra. Mà vào phòng thi thì đâu tính trước được điều gì, cho nên thủ khoa đâu chỉ tự hào mà còn phải cố gắng hơn nữa!”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận