Các học giả đang thảo luận bên lề Hội thảo biển Đông tại Vũng Tàu |
Tiến sĩ Nông Hồng thuộc Viện nghiên cứu Nam Hải cho rằng “chủ quyền lịch sử đường lưỡi bò” của Trung Quốc có ý nghĩa hơn trước pháp luật so với khái niệm “vùng đặc quyền kinh tế” của các nước khác ở biển Đông.
Lập luận của bà Nông Hồng tiếp nối cho chuỗi luận điểm gây tranh cãi của các học giả Trung Quốc tại Hội thảo quốc tế về biển Đông lần VII.
Trước đó, TS. Thẩm Đinh Lập từ ĐH Phúc Đán cũng nói rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển UNCLOS quy định về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ biển chỉ đơn thuần là quyền kinh tế và không có ý nghĩa về mặt chủ quyền.
TS. Nông Hồng cho biết giới hàn lâm Trung Quốc tin khái niệm “lịch sử” vẫn đóng vai trò quan trọng trong luật pháp quốc tế, trong khi phương Tây lại không chia sẻ quan niệm này. Tuy nhiên, vị chuyên gia không nêu ra được Trung Quốc lấy cái “chủ quyền lịch sử” này ở đâu ra.
Trên thực tế, cho đến nay Trung Quốc không những không lý giải được cơ sở của yêu sách đường chín đoạn mà còn cố tình không tôn trọng, xuyên tạc luật pháp quốc tế theo hướng có lợi cho mình.
Chuyên gia Bill Hayton (Viện Hoàng gia các vấn đề quốc tế, Anh) cho biết các nghiên cứu lưu trữ gần đây tìm ra nhiều bằng chứng phản bác lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
Việc các nguồn tin chính thống Trung Quốc tung hỏa mù đã khiến không ít người nhẫm lẫn những gì họ tuyên bố với sự thật lịch sử.
Theo ông Hayton, hầu hết các công trình nghiên cứu của Trung Quốc về biển Đông dựa trên một số lượng nhỏ văn thư xuất bản trong những năm 1970 và 1980. Bởi vậy chúng chỉ phản ánh quan điểm họ vào thời điểm đó (Lịch sử vẫn còn chưa quên Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam sau trận hải chiến 1974 - PV).
Hội thảo biển Đông sẽ đi sâu vào phần luật pháp quốc tế và vụ kiện của Philippines vào chiều nay 24-11.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận