PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dao, cựu Phó viện trưởng Viện Công nghệ sinh học đã từng được trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam nhờ nghiên cứu về các Enzyme làm thuốc. Khi bắt tay vào nghiên cứu, điều bà Dao nghĩ đến đầu tiên là: làm sao để công trình ứng dụng thực tế?

Tuổi Trẻ trò chuyện với bà Ngọc Dao về hành trình khoa học bà đã theo đuổi mấy chục năm, bắt đầu từ phòng thí nghiệm trong và ngoài nước đến những sản phẩm ra thị trường.

Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 1.
Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 2.
Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 3.

PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dao - Ảnh: Chu Hà Linh

Tôi học y nhưng cũng có một bằng đại học ngành Hóa, trường ĐH Tổng hợp. Năm 1978, tôi sang Đức làm nghiên cứu sinh về hệ Enzyme khử độc gan. Đó là một khởi đầu trong hành trình tôi đeo đuổi đến hơn 20 năm cho tới khi chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm giải độc gan Naturenz.

Khi ấy chưa có nhiều cán bộ nghiên cứu sinh học phân tử được đào tạo ở nước ngoài nên khi tôi về nước được phân công về viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), nghiên cứu chuyên sâu về sinh học phân tử, về bệnh liên quan biến đổi gen ở người.

Đặt chân đến nước Đức hôm trước thì 9h sáng hôm sau tôi đã phải đến phòng thí nghiệm làm việc. Khi tôi đi thì con tôi mới được 6 tháng tuổi, còn lúc về nước cháu đã 4 tuổi.

Để được nhận nghiên cứu sinh ở Viện hàn lân Khoa học CHDC Đức khi ấy khá hiếm nên chồng tôi đã động viên vợ đi. Ông thay tôi chăm con. Nhưng cũng vì thế mà tôi không có thời gian dông dài.

Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 4.

Có lẽ thế. Viện tôi khi đó cũng nhiều nữ, nhưng chúng tôi đều phải tranh thủ làm việc, trang thủ chợ búa, đón con, dạy con… nên kiệt sức, nản chí khi đeo đuổi một công việc khó khăn cũng là chuyện khó tránh.

Sau khi về nước tôi trải qua 10 năm muốn nghiên cứu mà không thể làm gì được vì máy móc thiết bị không có, hóa chất cũng không.

Trong tình thế đó, có người phải rẽ ngang. Tôi làm việc cầm chừng để mong có ngày lại được bước vào phòng thí nghiệm tiếp tục theo đuổi đề tài tôi ấp ủ. Và năm 1994 tôi mới có điều kiện quay lại Đức.

Tôi phải làm việc với tần suất nhiều hơn để bù cho khoảng thời gian không có thiết bị.

Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 5.
Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 6.
Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 7.

PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dao và thầy của mình thời kì nghiên cứu sinh tại Đức (ảnh nhân vật cung cấp)

Tôi nghiên cứu chuyên sâu về bệnh lý di truyền do do tổn thương gen và các enzym giúp phát hiện gen bệnh trong cơ thể lành để tránh sinh con dị tật.

Tôi có một lý do cá nhân trong việc quan tâm nhiều hơn đến những bệnh lý di truyền từ những người trở về từ chiến trường. Chồng tôi là một bác sĩ ngoại khoa có những năm tháng phục vụ ở chiến trường Nam Bộ.

Nỗi âu lo của một người vợ cứ ám ảnh khi đã có quá nhiều cựu binh bị nhiễm độc Dioxin. Tôi muốn làm gì đó để giảm tác hại của Dioxin trong cơ thể những người bị nhiễm.

Chồng tôi may mắn không bị nhiễm chất độc này nhưng tôi đã gặp nhiều người lính bị nhiễm. Họ phải chung sống với di chứng của Dioxin cơ thể lở loét, đau nhức nhối. Những đứa con của họ bị dị tật cũng chịu nỗi đau như vậy.

Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 8.

Khi áp dụng điều trị cho cựu chiến binh thời đó, điều kiện rất khó khăn, thuốc chỉ được sản xuất bằng cách chiết tách các hoạt chất, trộn với chất độn (tinh bột) rồi dập viên thủ công và phát cho cựu chiến binh, nhưng hiệu ứng rất tốt. Điều đó động viên tôi rất nhiều!

Những người nhiễm Dioxin trở trời là bong tróc da, chảy máu nên thuốc của tôi giúp ngăn ngừa, giảm đau đớn. Nhiều khi hết thuốc, chỉ còn những viên chảy nước các anh cũng xin uống.

Có những cựu chiến binh đến bây giờ vẫn dùng thuốc của tôi, và cho con, cháu cùng dùng. Thỉnh thoảng họ vẫn đến nhà tôi. Người dùng tốt lại đi xin thuốc, mua thuốc cho đồng đội cũng bị nhiễm độc.

Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 9.
Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 10.
Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 11.

Không chỉ trước mà ngay cả bây giờ, có nhiều khó khăn trong quá trình người nghiên cứu khoa học đến được thành công. Vì thế nếu không kiên trì đến cùng với điều mình lựa chọn thì sẽ có vô vàn lý do để bỏ cuộc.

Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 12.

Tôi quan niệm nhà khoa học nếu có nghiên cứu tốt, đừng chỉ trông chờ vào doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm ra thị trường, mà nên tự mình đầu tư cho doanh nghiệp, bằng nhiều cách.

Bởi nếu kinh doanh tốt, lợi nhuận thu được sẽ góp phần hoàn trả tiền đầu tư của Nhà nước. Con đường tôi đặt ra là đi từ nghiên cứu cơ bản ra sản phẩm được thị trường chấp nhận hoặc phải có ứng dụng hữu ích.

Về Naturenz, tôi bắt đầu nghiên cứu từ các loại rau, củ, quả, qua tất cả các khâu, được phép điều trị thử nghiệm trên 600 cựu chiến binh, rồi được Bộ Y tế cấp phép làm thuốc, tôi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền độc quyền sáng chế.

Qua tất cả các bước đó doanh nghiệp mới quan tâm và quyết định đầu tư thành thương phẩm. Nếu nghiên cứu khoa học cơ bản, Nhà nước cần đầu tư thì việc đưa kết quả nghiên cứu đó ứng dụng vào đời sống phải cần doanh nghiệp đầu tư.

Tôi là một trong những nhà khoa học đã có thể mang tiền về cho viện từ sản phẩm nghiên cứu, tuy nó không nhiều bằng những nguồn khác nhưng nó có ý nghĩa.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Dao giới thiệu về sản phẩm do bà sáng chế đã được sản xuất thành thuốc bán trên thị trường - Ảnh: Chu Hà Linh

Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 14.
Học cho mình, kết nối giúp người khác - Ảnh 15.

VĨNH HÀ
CHU HÀ LINH
TƯỜNG VY
BẢO SUZU
14/11/2018
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên