Nguyễn Văn Khương, bút danh Hoàng Khương, nguyên phóng viên báo Tuổi Trẻ.
Phóng to |
Luật sư Phan Trung Hoài (trái) và Hoàng Khương sau khi kết thúc phiên xử sáng 27-12 - Ảnh: Minh Đức |
Trong phần thẩm vấn tại phiên tòa, Hoàng Khương trình bày yêu cầu kháng cáo của mình là mong cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM, đề nghị hội đồng xét xử đánh giá đúng bản chất của vụ việc.
Có sai sót nhưng đáng được miễn trách nhiệm hình sự
Giữ nguyên án sơ thẩm với 4 bị cáo còn lại Tòa cũng tuyên bác toàn bộ kháng cáo của bốn bị cáo còn lại trong vụ án, giữ nguyên bản án sơ thẩm xử phạt Huỳnh Minh Đức 5 năm tù về tội “nhận hối lộ”, Trần Minh Hòa 5 năm tù, Nguyễn Đức Đông Anh (em vợ của Hoàng Khương, bạn của Trần Minh Hòa) 4 năm tù và Trần Anh Tuấn (chủ xe đầu kéo gây tai nạn giao thông) 1 năm tù cùng về tội “đưa hối lộ”. |
Theo Hoàng Khương, hành vi khách quan của ông tuy có sai nhưng cần phải xem xét hành vi khách quan đó với nhận thức chủ quan của mình là tác nghiệp.
Hoàng Khương cho rằng bản án sơ thẩm cho rằng ông có động cơ cá nhân, đưa tiền để lấy xe cho Hòa là không đúng vì thực tế sai phạm của Hòa sau đó vẫn được mình thể hiện trong bài viết trên báo.
Hoàng Khương đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại số tiền (15 triệu đồng) mà cấp sơ thẩm đã buộc Khương “đưa hối lộ” và vận dụng đường lối xử lý của pháp luật để tuyên miễn trách nhiệm hình sự.
Hoàng Khương nói rất tiếc vì mình là tác giả của hai bài báo “” và “” mà báo Tuổi Trẻ đăng (ngày 5-7-2011 và 10-7-2011), nhờ các bài báo mà cơ quan công an khởi tố vụ án nhưng mình cũng thành bị cáo trong vụ án này.
Trong quá trình thẩm vấn trước đó, Hội đồng xét xử đã cho công bố nhiều đoạn ghi âm cuộc nói chuyện giữa Hoàng Khương và Trần Minh Hòa, trong đó có một số lời thoại khó nghe của Hoàng Khương để cho rằng mình cố tình đăng bài thứ hai là để gây sức ép buộc Minh Đức phải trả giấy tờ xe.
Giải thích cuộc nói chuyện trên, Hoàng Khương cho biết đó là việc làm tác nghiệp của mình để thăm dò thông tin từ Trần Minh Hòa về người nào đã nhờ Hòa nói Hoàng Khương không đăng báo sai phạm của Minh Đức và cũng để Khương biết các địa điểm dân đua xe thường tới.
Vẫn khẳng định là tác nghiệp
Khi bào chữa, luật sư Phan Trung Hoài thừa nhận lời lẽ trong băng ghi âm của Hoàng Khương là khó chấp nhận đối với một nhà báo, nhưng xin tòa xem xét bản chất cuốn băng ghi âm là tác nghiệp của Khương.
Luật sư cũng đưa ra nhiều băn khoăn về những mâu thuẫn của vụ án, giữa việc Hoàng Khương là tác giả của hai bài viết là cơ sở để khởi tố vụ án này rồi chính Hoàng Khương lại là bị cáo của vụ án.
Theo luật sư Hoài, bản án sơ thẩm đã có nhận định đúng khi cho rằng Hoàng Khương chính là người có công điều tra, đưa lên báo vụ tiêu cực của cảnh sát giao thông Huỳnh Minh Đức nhận hối lộ 3 triệu đồng để trả xe đầu kéo vi phạm (bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ”).Thế nhưng lại xử tội Hoàng Khương trong vụ “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép” là mâu thuẫn. Hai vụ việc trên có liên quan chặt chẽ và không thể tách rời.
Luật sư Hoài cho rằng để có được chứng cứ, Hoàng Khương đã lấy tên giả nhập vai tài xế của Tôn Thất Hòa, nhờ vợ Tôn Thất Hòa giả làm mẹ của người đua xe để liên hệ với Đức. Đây chính là hoạt động tác nghiệp của Hoàng Khương.
Từ vụ Đức nhận 3 triệu đồng giải cứu xe đầu kéo, Hoàng Khương và Tôn Thất Hòa mới phát hiện Đức có khả năng “giải cứu” cả xe đua cho Trần Minh Hòa nên mới thực hiện luôn bài điều tra thứ hai. Vụ việc diễn tiến quá nhanh nên Hoàng Khương mới gọi người đem tiền và biên bản vi phạm tới, can dự vào việc đưa tiền cho Đức.
Tại phiên tòa, Huỳnh Minh Đức cũng khai bị cáo thấy đã bị Hoàng Khương “gài bẫy” nên theo luật sư, điều đó càng chứng tỏ Hoàng Khương can dự vào quá trình đưa tiền là đang tác nghiệp.
Luật sư Hoài cũng cho rằng điểm mấu chốt của vụ án là từ hai bài báo của Tuổi Trẻ mà Công an Q.Bình Thạnh đã lập đoàn kiểm tra, làm rõ sai phạm mà báo phản ánh, từ đó vụ án được khởi tố nên thông tin trên báo cũng chính là kênh tố cáo tiêu cực. Từ đó, việc Hoàng Khương đề nghị tòa xem xét miễn trách nhiệm theo khoản 6 điều 289 là có cơ sở.
Khi trả lời thẩm vấn tại tòa, ông Lê Xuân Trung, đại diện ban biên tập báo Tuổi Trẻ, đã thẳng thắn thừa nhận ban biên tập đã có thiếu sót trong quy trình kiểm tra chứng cứ, xử lý bài viết của Hoàng Khương.
Ông Trung nói: “Trong cái sai về nghiệp vụ của anh Khương, có cái sai của ban biên tập và tòa soạn báo Tuổi Trẻ vì đã quyết định cho đăng hai bài báo này mà chưa làm hết những biện pháp cần thiết để tránh rủi ro về pháp lý cho anh Khương. Báo Tuổi Trẻ đã kiểm điểm trách nhiệm của các khâu có liên quan. Hoàng Khương cũng đã bị ban biên tập xử lý kỷ luật khiển trách và chuyển công tác khác”.
Theo luật sư Hoài, lời giải thích của ban biên tập về chủ trương triển khai cho Hoàng Khương tham gia tuyến bài ngăn chặn tai nạn giao thông, việc xử lý tin bài sau đó cho thấy Hoàng Khương có mục đích tác nghiệp.
Luật sư Hoài cho rằng vấn đề mà Hội đồng xét xử, đại diện VKS đặt ra tại phiên tòa cho rằng ngày 5-7-2011, báo Tuổi Trẻ đăng bài thứ nhất nhưng đến ngày 10-7-2011 mới đăng bài thứ hai là vì Minh Đức không chịu trả giấy tờ xe như cam kết nên Hoàng Khương cho đăng bài để tạo sức ép là không đúng.
Trong phần thẩm vấn, đại diện ban biên tập báo Tuổi Trẻ cho biết phóng viên không thể quyết định đăng bài nào, đăng thời điểm nào. Việc chậm đăng bài thứ hai là do tòa soạn gác bài của Hoàng Khương, đề nghị ông phải bổ sung ý kiến của Đội cảnh sát giao thông Bình Thạnh và sau khi Hoàng Khương trao đổi được với đại diện của đội mới đăng.
Tòa bác kháng cáo
Cuối buổi chiều cùng ngày, Hội đồng xét xử đã tuyên bác kháng cáo của Hoàng Khương, giữ nguyên bản án sơ thẩm xử phạt Khương 4 năm tù về tội “đưa hối lộ”, đồng thời quyết định bắt tạm giam Hoàng Khương ngay sau khi tuyên án.
Trước đó, sau khi mẹ của Hoàng Khương lâm bệnh nặng mất (ngày 6-12-2012), ban biên tập báo Tuổi Trẻ có công văn xin bảo lãnh và tòa phúc thẩm đã thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho Hoàng Khương được tại ngoại để về chịu tang mẹ.
Bản án phúc thẩm cho rằng bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM là có căn cứ, không chấp nhận kháng cáo của cả năm bị cáo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận