Các lực lượng của huyện Mỹ Đức vẫn đang theo dõi hiện tượng sụt lún - Ảnh: Xuân Thành |
“Nền địa chất ở khu vực huyện Mỹ Đức có các tầng trầm tích bở rời dễ bị rửa trôi. Nguyên nhân sụt lún lần này chính là việc sụt lún cát ở các khe nứt trong hang ngầm Karst ở tầng đá vôi, tạo ra các khoảng rỗng khiến cho sụt lún trên nền đất”, tiến sĩ Bình cho hay.
Theo ông Bình, hiện tượng sụt lún không phải lần đầu xảy ra tại huyện Mỹ Đức.
“Từ năm 2006 đã xảy ra hiện tượng sụt lún rồi. Năm 2010 có một vụ sụt lún xảy ra ở thôn Áng Hạ, xã Lê Thanh. Đến năm 2014 tiếp tục xảy ra sụt lún ở thôn Lê Xá, xã Lê Thanh. Những lần sụt lún này là do có hoạt động khoan giếng ngầm của người dân. Còn lần sụt lún này thì không có ai khoan giếng”, ông Bình nói.
Tuy nhiên, theo ông Bình, nguyên nhân căn bản của hiện tượng sụt lún tại nhiều nơi ở Mỹ Đức là do quá trình khoan giếng làm rửa trôi và sụt các lớp cát xuống các khe hang động.
Cũng theo ông Bình, với một cấu trúc địa chất có các tầng trầm tích bở rời trong hang ngầm Karst ở tầng đá vôi, việc khoan giếng ở tầng cát sẽ khiến lớp cát trôi và tụt xuống các khe của các hang hầm Karst. Khi lớp cát bị rửa trôi sẽ dẫn tới sụt lún đất.
"Ngay cả thời điểm không có khoan giếng, nhưng khi các lớp cát ở các khe hang ngầm bị rửa trôi cũng có thể dẫn tới sụt lún nền đất. Vì vậy, nên khuyến khích người dân không khoan giếng tự phát. Trường hợp người dân cần khoan giếng thì nên nhờ cơ quan chuyên môn xác định vị trí khoan.
Còn về giải pháp dài hạn, nên xây dựng các trung tâm cung cấp nước sạch và khoan giếng quy mô lớn ở những địa điểm phù hợp, sau đó cung cấp cho người dân, không để người dân khoan giếng tự phát”, ông Bình khuyến cáo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận