19/12/2014 06:00 GMT+7

Hỗ trợ tinh thần, giúp nạn nhân sập hầm vượt qua sợ hãi

ĐẶNG TƯƠI - MAI VINH - TRÀ MY
ĐẶNG TƯƠI - MAI VINH - TRÀ MY

TTO - Lạnh, sợ hãi, không biết bao giờ thì được cứu, sức khỏe suy giảm... là những điều mà nạn nhân trong vụ sập hầm ở Lâm Đồng đang trải qua.

Nhiều bạn đọc chia sẻ, gửi comment, email nói với Tuổi Trẻ: ngoài cứu thể xác, quan trọng nhất là những biện pháp tinh thần, ngay lúc đang ở hầm sâu và cả khi được cứu lên mặt đất.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, BS Trịnh Thị Bích Huyền - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết các nạn nhân trong vụ sập hầm rơi vào tình trạng hoảng loạn, căng thẳng, sợ hãi khi đối diện với các điều kiện khắc nghiệt hiện tại.

>> ThS.BS Trịnh Thị Bích Huyền 

Lực lượng cứu hộ

PGS.TS Nguyễn Duy Phong (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM) cho biết những điều kiện khắc nghiệt sẽ làm hệ miễn dịch suy giảm hoạt động và dễ nhiễm những bệnh từ bên ngoài.

>> PGS.TS Nguyễn Duy Phong 

Nói chuyện với nạn nhân thông qua đường ống cứu sinh - Ảnh: MAI VINH

Khi rơi vào những tình trạng khắc nghiệt, tai nạn bất ngờ, điều đầu tiên là phải bình tĩnh để nhận định hiện trường và tìm giải pháp cho bản thân.

Đó là những nhắn nhủ của PGS.TS Nguyễn Duy Phong.

>> PGS.TS Nguyễn Duy Phong 

Về vấn đề chống lạnh cho các nạn nhân, PGS.TS Nguyễn Minh Trường, phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, đang có mặt tại hiện trường tai nạn, cho biết đã nhận được ý kiến đề xuất của các chuyên gia và đã báo cáo với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Y tế.

"Hi vọng Ủy ban tìm kiếm cứu nạn sẽ có những biện pháp thích hợp”, ông Trường nói.

>> PGS.TS Trần Minh Trường 

Làm gì khi đưa được nạn nhân ra ngoài?

Sau khi đưa được các nạn nhân ra ngoài, “điều đầu tiên là điều trị những bệnh lý về mặt cơ thể và nâng đỡ cho họ về mặt tinh thần”, BS Huyền nói.

>> Th.S.BS Trịnh Thị Bích Huyền 

Lắp máy khoan mới để tiếp tục khoan - Ảnh: Lâm Thiên

Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, PGS.TS Trần Minh Trường cho biết đã chuẩn bị sẵn những loại dinh dưỡng đặc biệt để chuyển vào cho các nạn nhân ngay khi có điều kiện.

Mỗi bịch dinh dưỡng này có đủ dưỡng chất, vitamin… để các nạn nhân sử dụng trong một ngày. Những bịch dinh dưỡng này đã được sản xuất sẵn và vô trùng.

>> PGS.TS Trần Minh Trường 

 Hàn nối dài ống sắt chuẩn bị thông vào sâu bên trong đường hầm bị sập nhằm thoát nướ - Ảnh: MAI VINH

Lực lượng công an tham gia đào hầm tìm đường cứu nạn nhân - Ảnh: MAI VINH

PGS.TS Trần Minh Trường cho rằng ngoài những biện pháp bảo đảm sức khỏe, sự động viên tinh thần cho các nạn nhân là vô cùng cần thiết.

“Các chuyên gia tư vấn tâm lý đã sẵn sàng”, ông Trường cho hay.

>> PGS.TS Trần Minh Trường 

Giải pháp đã có nhưng không làm nhanh được

Đó là chia sẻ của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải sau khi khảo sát tình hình tại hiện trường vụ tai nạn sập hầm thủy điện Đạ Dâng. 

Lý do là địa chất của khu vực này rất yếu. Nếu làm nhanh mà không tính toán đến rủi ro địa chất thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của những người bên trong.

>> Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải 

“Theo tính toán hiện nay, tốc độ đi ở ngách hầm bên phải tối đa là khoảng 8 mét/ngày. Và nếu vậy thì phải mất đến 3 ngày nữa mới vào trong được”, Phó thủ tướng tính toán.

>> Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải 

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra, làm việc tại hiện trường cứu nạn - Ảnh: DUY THANH

Phó thủ tướng cũng cho biết một phương án nữa từ phía hạ lưu đang được các lực lượng cứu hộ nghiên cứu. “Chúng ta vẫn phải chuẩn bị tất cả các giải pháp có thể”, ông Hoàng Trung Hải nói.

>> Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải 

ĐẶNG TƯƠI - MAI VINH - TRÀ MY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên