Tuy nhiên các phương pháp tăng sức đề kháng có tác dụng tới đâu và cần lưu ý gì, thì mọi người cần phải biết.
-Bổ sung kẽm ở người bệnh Covid:
Đây là lĩnh vực tốn nhiều giấy mực nghiên cứu trên thế giới. Bởi vì kẽm từ lâu đã được chứng minh tăng sức đề kháng rõ rệt trong các bệnh do virus và viêm phổi thông thường. Ngoài ra tỉ lệ thiếu kẽm cũng cao ở Việt Nam.
Tuy nhiên kết luận quốc tế về giá trị của kẽm trên Covid chưa đủ mạnh. Do đó hướng dẫn của Mỹ kết luận là không chống, cũng không khuyến khích sử dụng kẽm. Đặc biệt lưu ý là đừng uống đến 2 viên/ngày cho mục đích dự phòng, tức là khi chưa có bệnh Covid. Thật ra kẽm thì rẻ mà bổ sung mỗi ngày cũng an toàn, nên cũng là một biện pháp nên áp dụng cho F0 tại nhà. Nếu có dùng thì uống sớm ngay từ lúc khởi phát bệnh sẽ có hiệu quả hơn, lúc đã bệnh rồi thì có thể uống 1-2 viên/ngày.
-Bổ sung vitamin C và vitamin D:
Tương tự kẽm, 2 chất này về mặt lý thuyết cũng giúp tăng sức đề kháng chung. Tuy nhiên, y văn quốc tế cho thấy chưa đủ bằng chứng vai trò của chúng trong bệnh Covid. Do đó hướng dẫn của Mỹ vẫn là không chống cũng không khuyến khích dùng. Tuy nhiên chúng cũng chỉ là những vitamin, nên việc dùng đúng liều lượng cũng an toàn và cũng là điều nên làm.
Lưu ý đừng dùng quá liều vitamin D theo khuyến nghị (600 - 800 UI /ngày). Ngoài ra, qua đây cũng cho thấy không chỉ uống vitamin C không, mà người bệnh cần mua loại có nhiều vitamin và khoáng chất trong đó thì tốt hơn.
-Tinh chất nhân sâm:
Hiện tại trong 1 vài loại thuốc bổ đa sinh tố có tinh chất nhân sâm. Dạo quanh 1 vòng trên Internet thấy y văn không nhiều. Có một y văn của tác giả Hàn Quốc có bàn luận, về vai trò của nhân sâm trong tăng cường sức đề kháng ở bệnh nhân Covid. Do đó, nếu mua được thuốc bổ vitamin và khoáng chất mà có thêm tinh chất nhân sâm thì cũng tốt. Còn không có thì cũng không sao.
-Xông toàn thân với hơi nước nóng và các loại tinh dầu:
Xông là phương pháp trị cảm ngày xưa, nay ít người làm. Nhưng gần đây người bệnh Covid lại truyền miệng đưa ra sử dụng lại. Y văn thế giới cho thấy không phải chỉ người Việt áp dụng biện pháp này, mà thấy một số nơi như Ấn Độ họ cũng áp dụng phổ biến trong dịch Covid này.
Đây là phương pháp của phương Đông nên cũng ít có y văn phương Tây. Y văn phương Tây phân tích xông có tác dụng trên đường hô hấp trên, làm thông thoáng đường hô hấp, giúp khí lưu thông tốt hơn, giảm đàm, và có một ít tác dụng tăng sức đề kháng toàn thân do tăng nhiệt bên ngoài cơ thể.
Tuy nhiên xông không phải là phương pháp điều trị Covid, mà chỉ giúp thông thoáng đường hô hấp, giúp giảm triệu chứng của bệnh cảm cúm, và giúp tâm lý thoải mái, nên mọi người đừng quá lạm dụng, đặc biệt là coi chừng phỏng ở trẻ em và người cao tuổi.
Tóm lại, hầu hết các phương pháp nêu trên có giá trị thấp, nhưng nhìn chung không tác dụng có hại gì, nên cũng có thể áp dụng cân nhắc, biết đâu kết hợp nhiều thứ cũng giúp tăng được sức đề kháng phần nào. Tuy nhiên cũng đừng quá thần tượng vào vai trò điều trị của chúng, và đừng quá lạm dụng chúng là được.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận