21/11/2023 17:08 GMT+7

HIV gia tăng ở nhiều tỉnh 'không trọng điểm' như Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang…

Ngày 21-11, tại TP Cần Thơ đã diễn ra hội thảo triển khai chỉ thị số 07-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030.

Ông Vũ Hải Sơn - cục phó Cục Phòng chống HIV/AIDS - báo cáo tại hội thảo - Ảnh: T.LŨY

Ông Vũ Hải Sơn - cục phó Cục Phòng chống HIV/AIDS - báo cáo tại hội thảo - Ảnh: T.LŨY

Chủ trì hội thảo là Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo Bộ Y tế; hội thảo còn có sự tham gia của ông Eric Dziuban - giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam, các tổ chức, cơ quan đại diện thuộc Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam và đại diện các sở ngành của 31 tỉnh, thành phố phía Nam tham dự.

Phát biểu tại đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết dịch HIV/AIDS vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. 

Với Việt Nam sau một thời gian dài đã từng bước kiểm soát được đại dịch HIV/AIDS, dự báo năm 2023 số trường hợp phát hiện mới nhiễm HIV lại tăng ở mức trên 13.000 trường hợp.

Vì vậy thách thức với chúng ta hiện nay vẫn còn rất lớn, sau 33 năm đương đầu và đáp ứng với dịch HIV/AIDS, thực hiện chỉ thị số 07-CT/TW về tăng cường phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS trước năm 2030 vẫn còn nhiều vấn đề cần được thúc đẩy.

Theo bác sĩ Vũ Hải Sơn - cục phó Cục Phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, số liệu phân bố số người nhiễm HIV mới 2023 cho thấy hơn 60% phát hiện tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và TP.HCM. 

Đáng lo ngại, số người nhiễm HIV lại đang gia tăng ở các tỉnh "không trọng điểm" như Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long…

Người nhiễm được phát hiện chủ yếu ở nhóm trẻ tuổi, năm 2022 có 50% số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện ở nhóm 15 - 29 tuổi, chủ yếu là nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới nữ (tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm này chiếm gần 60% số nhiễm HIV được phát hiện), đường lây truyền chính qua đường tình dục…

Hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, mục tiêu đặt ra là các cơ quan từ trung ương đến địa phương cần nỗ lực huy động nguồn lực tài chính phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng điều trị HIV/AIDS do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo phù hợp với công cuộc phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế cho các dịch vụ về dự phòng, phòng chống và điều trị HIV/AIDS…

Theo lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, độ bao phủ của các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS hiện cũng chưa đáp ứng được các mục tiêu mà chúng ta kỳ vọng. Những thách thức này đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần phải quyết tâm, cùng hành động để vượt qua; tiến tới chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2023.

Tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS qua quan hệ tình dục đồng giới nam ở Việt Nam tăng nhanhTỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS qua quan hệ tình dục đồng giới nam ở Việt Nam tăng nhanh

TTO - Ca nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều biến đổi rõ rệt về hình thái lây nhiễm. Trong đó, tỉ lệ nam giới nhiễm tăng nhanh, phần lớn là nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên