Nhưng theo ông Trần Tú Khánh - vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD-ĐT), việc kêu gọi sửa chữa cơ sở ở một số nơi cho thấy tư duy, cách thức thu và quản lý tài chính huy động từ nguồn xã hội hóa vẫn trong tình trạng nhà trường áp đặt, cào bằng mức thu với phụ huynh, các nhà tài trợ.
"Phụ huynh đồng ý mới thu"
Một bức thư ngỏ của hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Tố, quận Lê Chân, Hải Phòng được phát tán trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận khi tổng dự toán là 971 triệu đồng và được bà hiệu trưởng trường này xác nhận là có thật. Bà cũng cam kết toàn bộ số tiền đóng góp, tài trợ sẽ được sử dụng đúng mục đích, thực hiện công khai, minh bạch.
Khi phụ huynh có ý kiến, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hải Phòng, quận Lê Chân đã làm việc với trường. Bà hiệu trưởng cho biết đã làm đúng theo thông tư 29 của Bộ GD-ĐT. Đại diện quận Lê Chân cũng cho rằng trường căn cứ vào thông tư 29 nên quận đã đồng ý kế hoạch, chỉ rút kinh nghiệm thời điểm kêu gọi không đúng khiến cha mẹ học sinh hiểu đây là tiền .
Nhiều khoản thu tại các trường, địa phương khác được khẳng định chắc nịch: "Phụ huynh đồng ý mới thu". Theo một cán bộ phòng GD-ĐT tại một quận trung tâm TP.HCM, kinh phí cấp cho các trường công lập eo hẹp nên muốn sắm thêm các trang thiết bị dạy học chỉ còn cách xã hội hóa. Vị này cũng cho rằng phụ huynh không hiểu nên bức xúc, vì trường "làm đúng thông tư 29".
Tại Thanh Hóa, theo đơn kêu cứu của phụ huynh Trường tiểu học Đông Vệ 2, mỗi năm lớp 1 cần mua bàn ghế cho 45 cháu, 1 bảng từ, máy chiếu, bàn ghế giáo viên, tổng giá trị khoảng 55 triệu đồng và chia đều cho mỗi phụ huynh, mỗi người đóng 1,3 triệu đồng. Những khoản thu này cũng theo "thông tư 29".
Thông tư 29 thế nào?
Năm 2012, nhiều trường thiếu kinh phí cho các việc cải tạo, sửa chữa, mua sắm thiết bị, tổ chức các hoạt động phục vụ giáo dục. Khi đó có nhiều cá nhân, tập thể, nhà hảo tâm muốn tài trợ, đóng góp cho trường học bằng tiền, hiện vật thì vấp phải khó khăn khi quy định cho việc này chưa rõ ràng. Nhiều trường dựa vào danh nghĩa "xã hội hóa" để , trút gánh nặng vào phụ huynh.
Bên cạnh đó, nhiều trường khác không dám nhận quà biếu, tài trợ chỉ vì sợ sai, mang tiếng "". Thông tư 29 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ra đời.
Trong thông tư này, ngay tại khoản 1, điều 2 nêu rõ: "Các cơ sở giáo dục không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục và không quy định mức tài trợ cụ thể đối với các nhà tài trợ". Như thế có thể hiểu rằng việc đưa ra những con số cụ thể kể trên là áp dụng sai thông tư.
Chưa hết, nếu trường đồng nhất "nhà tài trợ" với phụ huynh học sinh thì còn vi phạm khoản 3 điều này. Đó là: "Các nhà tài trợ không gắn điều kiện ràng buộc việc tài trợ với việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục...". Rõ ràng con cái của các "nhà tài trợ" chính là phụ huynh ấy là "đối tượng thụ hưởng giáo dục".
Các trường khi nhận tài trợ phải xây dựng kế hoạch sử dụng các khoản tài trợ, xác định rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, cách thức tổ chức thực hiện, quy định chất lượng hoạt động, sản phẩm, công trình kèm theo dự toán chi tiết.
Kế hoạch phải công bố công khai trước khi tổ chức 15 ngày để lấy ý kiến góp ý. Quá trình thực hiện phải đảm bảo thời gian, tiến độ, chất lượng sản phẩm, công trình, phải sử dụng đúng mục đích. Trường hợp nhà tài trợ tự tổ chức thực hiện, cơ sở phải hướng dẫn nhà tài trợ sử dụng đúng yêu cầu, phù hợp với kế hoạch.
"Thực tế có nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế tốt và thực sự muốn cùng nhà trường nâng cao chất lượng dạy - học cho các con. Nhưng vẫn còn rất nhiều phụ huynh khó khăn về kinh tế. Huy động xã hội hóa kiểu cào bằng sẽ gây bức xúc cho người nộp" - ông Trần Tú Khánh chia sẻ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận