Dẫu vậy, nhân loại không thể ngủ quên trên những thành tựu đã đạt được, bởi những mối đe dọa về bệnh dịch tiềm tàng chưa bao giờ biến mất!
Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng đã giúp xóa sổ hoàn toàn bệnh đậu mùa từ năm 1979, loại trừ bệnh bại liệt và uốn ván sơ sinh lần lượt vào năm 2000 và 20052.
Dẫu giá trị của vắc-xin là không thể phủ nhận, việc triển khai thành công tiêm ngừa phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của cộng đồng, nhất là trong bối cảnh những luồng thông tin không được chứng thực tràn lan trên mạng có thể khiến các bậc phụ huynh đánh giá thấp hay chần chừ cho con tiêm vắc-xin phòng bệnh, bỏ lỡ mất giai đoạn quan trọng tiêm ngừa của trẻ.
Tiêm ngừa đầy đủ là biện pháp giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều tác nhân gây bệnh, sống vui khỏe mỗi ngày
Nội dung dưới đây sẽ làm rõ thêm những điều mà cha mẹ nào cũng nên biết về tiêm ngừa, để chủ động phòng ngừa bệnh tật cho con.
Tiêm ngừa đóng vai trò thế nào trong cuộc sống?
Việc tiêm ngừa đóng vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ trẻ em và cả người lớn, các gia đình và toàn cộng đồng tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm, bằng cách sử dụng vắc-xin kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại bệnh tật. Rất nhiều bệnh truyền nhiễm không thể chữa trị hiệu quả, thậm chí là không chữa được.
Khi trẻ còn nhỏ là giai đoạn hợp lý để tiêm ngừa, tránh trường hợp bệnh tật có thể tấn công trẻ bất cứ khi nào, theo đó, vắc-xin sẽ giúp duy trì miễn dịch trong thời gian dài. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngoài trường hợp ngoại lệ của nước sạch, không có bất cứ can thiệp y tế nào, ngay cả việc phát minh ra kháng sinh, có được những tác động to lớn như vắc xin trong việc giảm tỷ lệ mắc và tử vong của bệnh truyền nhiễm.
Những vắc-xin nào là quan trọng nhất đối với trẻ nhỏ?
Mỗi giai đoạn cuộc đời sẽ có nhu cầu tiêm ngừa khác nhau, tuy nhiên, một số bệnh quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý phòng ngừa cho con từ sớm là bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt, phế cầu và viêm màng não.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiều nguy cơ nhận hậu quả nặng nề từ nhiều loại bệnh như ho gà hơn là người lớn, hoặc có nhiều khả năng bị nhiễm các mầm bệnh mà trẻ em chưa có miễn dịch tự nhiên, ví dụ như Rota vi-rút, vì vậy trẻ cần được bảo vệ sớm để chống lại các nguy cơ mắc bệnh.
Khi đưa con đi tiêm ngừa, nhiều phụ huynh lo lắng rằng việc tiêm cùng lúc nhiều loại vắc-xin sẽ không tốt cho sức khỏe trẻ, điều này được hiểu đúng như thế nào ?
Ưu điểm chính của việc kết hợp nhiều loại vắc-xin cùng lúc là giảm số lần tiêm ngừa ở trẻ và số lần các bậc cha mẹ phải đưa con đến bác sĩ. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc kết hợp nhiều loại vắc-xin trong một lần tiêm chủng sẽ cho hiệu quả như khi tiêm từng vắc-xin riêng lẻ.
Mặt khác, có nhiều dẫn chứng cho rằng nếu số lần tiêm ngừa tăng lên thì số trẻ em được tiêm ngừa sẽ giảm xuống. Khi tỉ lệ dân số được tiêm ngừa tăng, chúng ta có thể ngăn chặn được sự lan truyền của các loại dịch bệnh và bảo vệ những người dễ mắc bệnh nhưng lại không thể tiêm chủng.
Do đó, căn cứ vào tính hiệu quả và độ an toàn của vắc-xin phối hợp, WHO khuyến cáo rằng nên sử dụng vắc-xin phối hợp nếu có thể.
Để tìm hiểu thông tin về những căn bệnh nên được chủng ngừa sớm cho mọi thành viên trong gia đình, vui lòng truy cập website http://tiemngua.com.
Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng do Hội Y học dự phòng Việt Nam phối hợp cùng VPĐD GlaxoSmithKline tại Tp. Hồ Chí Minh thực hiện.
Nguồn tham khảo:
1. Bộ y tế
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận