Cây xăng ở Đắk Lắk đóng cửa vì hết xăng, dầu - Ảnh: Q.Đ.
Tính đến hết 4 tháng đầu năm 2020, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu xăng dầu trong tháng 4 là 538.000 tấn, trị giá 141 triệu USD, tăng 10,5% về lượng và giảm 29,4% về trị giá so với tháng trước.
"Các đầu mối nhập khẩu xăng dầu đảm bảo nguồn đủ cung cho thị trường. Không có chuyện doanh nghiệp đầu mối găm hàng. Tuy nhiên, vấn đề là ở các đại lý bán lẻ xăng dầu", ông Trịnh Quang Khanh nhận định.
Theo quy định tại nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, một đại lý bán lẻ chỉ được ký kết hợp đồng với một đầu mối nhập khẩu, hoặc một thương nhân phân phối, hoặc với một tổng đại lý nhằm đảm bảo và kiểm soát được chất lượng giá xăng dầu. Nhưng thực tế lâu nay phần lớn các đại lý chưa thực hiện nghiêm quy định.
"Có chuyện thời kỳ vừa rồi, khi 8 đợt giảm giá liên tiếp, lúc bấy giờ các doanh nghiệp phải đẩy hàng ra để cắt lỗ. Mức hoa hồng chiết khấu cho các đại lý lên tới 1.500 đồng, thậm chí 2.000 đồng/lít xăng, dầu. Nên các đại lý chọn mua của đầu mối nào có mức hoa hồng, chiết khấu cao hơn", ông Khanh cho biết.
Cũng theo ông Khanh, khoảng nửa tháng trở lại đây, khi giá xăng dầu tăng trở lại, mức hoa hồng chiết khấu rất thấp, chỉ còn 100-150 đồng/lít xăng, dầu.
Còn về lượng, hầu hết các đầu mối nhập khẩu xăng dầu chỉ cung cấp lượng xăng dầu theo hợp đồng đã ký. Đơn cử trước đây, đại lý phân phối ký 50.000 lít/tháng thì doanh nghiệp đầu mối chỉ cung cấp đủ số này chứ không giao nhiều hơn.
Tổng lượng xăng dầu nhập về trong 4 tháng đầu năm, cũng theo Tổng cục Hải quan, đạt 2,4 triệu tấn, giảm 22,7%. Trị giá nhập khẩu đạt là 1,12 tỉ USD, giảm 41,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường có áp dụng chính sách thuế ưu đãi đặc biệt, gồm Hàn Quốc với 598.000 tấn; từ Malaysia với 532.000 tấn; từ Singapore với 498.000 tấn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận