12/09/2024 13:38 GMT+7

Hiện trạng những cây cầu lớn tại Hà Nội khi lũ trên sông Hồng đạt đỉnh và rút chậm

Sáng 12-9, lũ trên sông Hồng (Hà Nội) đạt đỉnh ở mức trên báo động 2, đang rút rất chậm. Vậy hiện trạng của những cây cầu lớn bắc qua con sông trên đang như thế nào?

Hiện trạng những cây cầu lớn tại Hà Nội khi lũ trên sông Hồng đạt đỉnh và rút chậm - Ảnh 1.

Cầu Long Biên và cầu Chương Dương nhìn từ trên cao trong sáng 12-9 - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Sáng 12-9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang là 11,20m, trên mức trên báo động 2, dưới mức báo động 3 là 0,30m.

Nước trên sông Hồng vẫn ở mức cao

Hiện trạng những cây cầu lớn tại Hà Nội khi lũ trên sông Hồng đạt đỉnh và rút chậm - Ảnh 2.

Nước trên sông Hồng đoạn qua cầu Long Biên vẫn ở mức rất cao - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Hiện trạng những cây cầu lớn ở Hà Nội đang như thế nào?

Tại cầu Long Biên, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online sáng cùng ngày, nước trên sông Hồng vẫn ở mức cao, rất sát mặt cầu. Hiện Sở Giao thông vận tải Hà Nội vẫn cấm xe cộ đi qua trên cầu để đảm bảo an toàn, đặc biệt trong bối cảnh nước sông Hồng dâng cao.

Hiện trạng những cây cầu lớn tại Hà Nội khi lũ trên sông Hồng đạt đỉnh và rút chậm - Ảnh 3.

Nhiều nhà dân hai bên cầu Long Biên bị nước lũ nhấn chìm, ảnh chụp sáng 12-9 - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Hiện trạng những cây cầu lớn tại Hà Nội khi lũ trên sông Hồng đạt đỉnh và rút chậm - Ảnh 4.

Dòng nước lũ cuồn cuộn từ thượng nguồn vẫn đang đổ về hạ du sông Hồng - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Hiện trạng những cây cầu lớn tại Hà Nội khi lũ trên sông Hồng đạt đỉnh và rút chậm - Ảnh 5.

Cầu Chương Dương - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Tại khu vực cầu Chương Dương, mực nước trên sông Hồng vẫn ở mức cao. Vì Hà Nội cấm xe trên cầu Long Biên nên lượng xe máy dồn về cầu này rất đông, dẫn tới tình trạng ùn tắc tại các lối lên cầu. 

Từ 8h30 sáng 10-9, Hà Nội đã cấm xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn lưu thông trên cầu Chương Dương.

Hiện trạng những cây cầu lớn tại Hà Nội khi lũ trên sông Hồng đạt đỉnh và rút chậm - Ảnh 6.
Hiện trạng những cây cầu lớn tại Hà Nội khi lũ trên sông Hồng đạt đỉnh và rút chậm - Ảnh 7.

Hà Nội đã cấm xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn lưu thông trên cầu Chương Dương vì lũ lớn - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Hiện trạng những cây cầu lớn tại Hà Nội khi lũ trên sông Hồng đạt đỉnh và rút chậm - Ảnh 8.

Cấm xe máy đi qua cầu Long Biên nên lượng xe máy từ hướng cầu này dồn về cầu Chương Dương rất lớn - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Tại khu vực ven cầu Nhật Tân, nước lũ dâng cao nhấn chìm các bãi bồi, hoa màu của người dân như chuối, đào, quất...

Hiện trạng những cây cầu lớn tại Hà Nội khi lũ trên sông Hồng đạt đỉnh và rút chậm - Ảnh 9.

Cầu Nhật Tân hướng từ huyện Đông Anh đi trung tâm TP Hà Nội, xe cộ đi lại bình thường - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Hiện trạng những cây cầu lớn tại Hà Nội khi lũ trên sông Hồng đạt đỉnh và rút chậm - Ảnh 10.
Hiện trạng những cây cầu lớn tại Hà Nội khi lũ trên sông Hồng đạt đỉnh và rút chậm - Ảnh 11.

Hoa màu của người dân ven sông Hồng bị lũ nhấn chìm - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Chủ tịch Hà Nội tiếp tục ban hành công điện hỏa tốc về ứng phó với lũ lớn

Liên quan tới tình hình mưa lũ xảy ra tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa tiếp tục ban hành công văn hỏa tốc về tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều.

Theo đó, Chủ tịch Hà Nội cho biết lũ trên một số sông còn tiếp tục lên, duy trì ở mức cao trong nhiều ngày. Trong bối cảnh nhiều năm qua hệ thống đê điều tại Hà Nội không chịu tác động của lũ lớn, có thể xảy ra nguy cơ uy hiếp an toàn đê điều.

Trước thực tế trên, ông Thanh yêu cầu rà soát, kiểm tra, triển khai trên thực tế phương án bảo vệ các địa bàn trọng điểm đê điều xung yếu theo "phương chậm bốn tại chỗ". Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiết bị, nhất là tại các địa bàn trọng điểm xung yếu để kịp thời triển khai hộ đê, xử lý các sự cố ngay từ giờ đầu.

"Tiếp tục rà soát, triển khai ngay các phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân sinh sống tại các khu vực ngoài bãi sông (kể cả trong các tuyến đê bối có nguy cơ mất an toàn), kiên quyết không để người dân ở lại các khu vực nguy hiểm khi lũ lên cao (trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân)" - Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo.

Người đứng đầu UBND TP Hà Nội giao giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã triển khai công tác phòng, chống lũ, hộ đê theo cấp báo động để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

"Trong đó phải bảo đảm an toàn cho các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt; kịp thời báo cáo chủ tịch UBND TP chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền" - công điện nêu.

Nhiều cầu lớn Hà Nội  - Ảnh 15.Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội xuống chậm và vẫn trên báo động 2

Lúc 9h sáng 12-9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội đã xuống mức 11,18m, cách báo động 3 là 32cm, giảm 2cm so với 1 giờ trước đó. Dự báo trong 12 giờ tới lũ sẽ xuống chậm, nhưng vẫn ở trên báo động 2.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên