29/07/2024 16:33 GMT+7

Hiện trạng ngã bảy Điện Biên Phủ, ngã sáu Nguyễn Tri Phương sẽ làm cầu vượt để xóa ùn tắc

Tại các nút giao lớn ở TP.HCM như ngã bảy Điện Biên Phủ, ngã sáu Nguyễn Tri Phương... sẽ xây dựng cầu vượt để xóa ùn tắc.

Ngã bảy Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ - Ngô Gia Tự (quận 3, 10) đang được tổ chức giao thông theo dạng vòng xoay - Ảnh: TIẾN QUỐC

Ngã bảy Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ - Ngô Gia Tự (quận 3, 10) đang được tổ chức giao thông theo dạng vòng xoay - Ảnh: TIẾN QUỐC

Ngã bảy Điện Biên Phủ, ngã sáu Nguyễn Tri Phương, nút giao quốc lộ 1 - đường số 7 - đường số 18 và Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị là 4 nút giao vừa được Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất bổ sung vào danh mục ưu tiên đầu tư xây dựng từ nay đến năm 2030. Dự kiến mỗi nút giao sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 400 tỉ đồng.

Theo ghi nhận, ngã bảy Điện Biên Phủ và ngã sáu Nguyễn Tri Phương đang tổ chức giao thông theo dạng vòng xoay. Đây là giao điểm của nhiều đường trên địa bàn quận 10, 11, dẫn ra các tuyến huyết mạch như 3 Tháng 2, Điện Biên Phủ, hướng về trung tâm TP.

Phạm vi hai nút giao khá lớn, nên vào giờ cao điểm thường ùn ứ, giao thông hỗn loạn do "mạnh ai nấy chạy". Nhiều người dân phản ánh từ ngã bảy Điện Biên Phủ muốn rẽ sang các đường xung quanh có khi phải chạy xoay vòng nhiều lần mới rẽ được.

Ở quận Gò Vấp, giao lộ Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị cũng là nỗi ám ảnh của nhiều người dân khi đi qua đây vào giờ cao điểm. Khu vực này có lượng xe cộ đi lại lớn, nối đuôi nhau từ hướng quận 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh đổ về dẫn đến ùn ứ.

Anh M.T.T. (49 tuổi, bảo vệ một cửa hàng trên đường Nguyễn Oanh) kể cứ kẹt xe thì xe máy sẽ leo lề chạy, lâu dần khiến gạch lát vỉa hè bể nát nhiều đoạn.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại nút giao quốc lộ 1 - đường số 7 - đường số 18 (quận Bình Tân). Không chỉ quốc 1 có lượng xe lớn, hai tuyến đường số 7 và số 18 dẫn vào Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Tân Bình cũng có xe tải, container ra vào liên tục.

Khu vực này còn là một trong những nút giao chính kết nối huyện Bình Chánh, Hóc Môn đến sân bay Tân Sơn Nhất, nên dù được bố trí đèn tín hiệu và có cảnh sát giao thông túc trực vẫn thường xuyên ùn ứ, việc di chuyển qua giao lộ giờ cao điểm khó khăn.

Tại ngã bảy Điện Biên Phủ, để rẽ sang các đường xung quanh, người dân có khi chạy phải xoay vòng nhiều lần mới rẽ được - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Tại ngã bảy Điện Biên Phủ, để rẽ sang các đường xung quanh, người dân có khi chạy phải xoay vòng nhiều lần mới rẽ được - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Cùng với ngã bảy Điện Biên Phủ, ngã sáu Nguyễn Tri Phương - Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Thanh (quận 5, 10) sẽ được xây nút giao khác mức với các nhánh cầu vượt - Ảnh: TIẾN QUỐC

Cùng với ngã bảy Điện Biên Phủ, ngã sáu Nguyễn Tri Phương - Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Thanh (quận 5, 10) sẽ được xây nút giao khác mức với các nhánh cầu vượt - Ảnh: TIẾN QUỐC

Tại quận Gò Vấp, giao lộ Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị được đề xuất xây dựng cầu vượt hai chiều theo hướng Nguyễn Oanh. Cầu có chiều dài 500m, rộng 2-4 làn xe - Ảnh: TIẾN QUỐC

Tại quận Gò Vấp, giao lộ Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị được đề xuất xây dựng cầu vượt hai chiều theo hướng Nguyễn Oanh. Cầu có chiều dài 500m, rộng 2-4 làn xe - Ảnh: TIẾN QUỐC

Kẹt xe giao lộ Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị vào giờ cao điểm - Ảnh: TIẾN QUỐC

Kẹt xe giao lộ Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị vào giờ cao điểm - Ảnh: TIẾN QUỐC

Ở phía ngoại thành, nút giao quốc lộ 1 - đường số 7 - đường số 18 (quận Bình Tân) cũng được đề xuất đầu tư với cầu vượt hoặc hầm chui hai chiều theo hướng đường số 7 - đường số 18 - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Ở phía ngoại thành, nút giao quốc lộ 1 - đường số 7 - đường số 18 (quận Bình Tân) cũng được đề xuất đầu tư với cầu vượt hoặc hầm chui hai chiều theo hướng đường số 7 - đường số 18 - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Đường số 7 dẫn vào Khu công nghiệp Vĩnh Lộc có lượng lớn xe cộ đi lại, đặc biệt là xe tải, container - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Đường số 7 dẫn vào Khu công nghiệp Vĩnh Lộc có lượng lớn xe cộ đi lại, đặc biệt là xe tải, container - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Dù được bố trí đèn tín hiệu và có cảnh sát giao thông túc trực nhưng việc đi lại tại nút giao quốc lộ 1 - đường số 7 - đường số 18 vẫn hỗn loạn vào giờ cao điểm - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Dù được bố trí đèn tín hiệu và có cảnh sát giao thông túc trực nhưng việc đi lại tại nút giao quốc lộ 1 - đường số 7 - đường số 18 vẫn hỗn loạn vào giờ cao điểm - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Vị trí 4 nút giao được đề xuất ưu tiên làm từ nay đến năm 2030 - Đồ họa: PHƯƠNG NHI

Vị trí 4 nút giao được đề xuất ưu tiên làm từ nay đến năm 2030 - Đồ họa: PHƯƠNG NHI

Đưa dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Tú vào danh mục ưu tiên

Trước đó, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã trình UBND TP.HCM danh sách 88 dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2030.

Sau khi lắng nghe ý kiến của một số đại biểu tại kỳ họp HĐND TP.HCM vừa qua, sở bổ sung thêm 5 dự án, gồm 4 nút giao nói trên và đường Nguyễn Thị Tú (quận Bình Tân - huyện Bình Chánh).

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Tú dài 2,4km, rộng 40m, từ quốc lộ 1 đến đường Vĩnh Lộc. Ở cuối tuyến, nút giao Nguyễn Thị Tú - Vĩnh Lộc - Võ Văn Vân sẽ được xây dựng.

Tổng vốn tư dự án khoảng 2.250 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ nay đến năm 2028.

Ngã bảy Điện Biên Phủ, ngã sáu Nguyễn Tri Phương được ưu tiên xây nút giao xóa ùn tắcNgã bảy Điện Biên Phủ, ngã sáu Nguyễn Tri Phương được ưu tiên xây nút giao xóa ùn tắc

Loạt nút giao như ngã bảy Điện Biên Phủ, ngã sáu Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị... được đề xuất triển khai đầu tư.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên