04/11/2013 10:15 GMT+7

Hiến tạng, văn hóa cứu người nhân đạo

PGS.TS TRẦN NGỌC SINH
PGS.TS TRẦN NGỌC SINH

TT - Hội nghị khoa học ghép tạng Việt Nam lần thứ 1 vừa bế mạc tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM vào cuối tháng 10. Trao đổi về những điểm nhấn của hội nghị, PGS.TS Trần Ngọc Sinh (trưởng khoa ngoại - tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy), người đang giữ kỷ lục về ghép tạng Việt Nam,cho biết:

B3WJUg7p.jpgPhóng to
PGS.TS Trần Ngọc Sinh - Ảnh: My Lăng

- Hội nghị lần này thảo luận những vấn đề chuyên môn của Việt Nam trong việc ghép tạng (thận, gan), bắt đầu nói về ghép tim và tập trung vào chủ đề lớn: làm thế nào để người dân hiểu được việc cho tạng phủ và đồng ý hiến tạng.

* Tại hội nghị, các chuyên gia đánh giá rất cao về tính minh bạch của khoa ngoại - tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy, thưa PGS?

"Bảo hiểm y tế đã có thể đảm đương 80% chi phí trong ghép thận (trước và sau ghép). Ở bệnh viện Chợ Rẫy có gần 50% bệnh nhân ghép thận được bảo hiểm y tế chi trả"

- Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, 95% nguồn tạng được ghép là từ người thân trong gia đình hiến tặng (bố mẹ, anh chị em, bà con trong phạm vi hai đời), 5% còn lại là người lạ (vợ chồng, bạn bè, cha mẹ nuôi...). Với người lạ, chúng tôi phải tìm hiểu rõ lý do cho. Bệnh viện Chợ Rẫy rất nghiêm ngặt và minh bạch trong vấn đề người lạ cho hiến tạng để tránh chuyện mua bán, bị áp lực. Và còn vì lý do nhân đạo và nguyên tắc đạo đức của người bác sĩ. Chúng tôi kiên quyết không ghép cho những trường hợp có yếu tố dùng tiền để mua tạng phủ người khác. Về kỹ thuật, có thể ghép tạng của một người xa lạ cho một người xa lạ thành công, nhưng về đạo đức chúng tôi không thể làm như vậy.

* PGS.TS có thể nói về những tiến bộ trong kỹ thuật ghép tạng tại Việt Nam?

- Với ghép gan, ở Việt Nam, cụ thể là Bệnh viện Việt - Đức đã tự thực hiện được những ca ghép gan mà không cần có sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài như trước. Ở Huế, GS.TS Bùi Đức Phú (giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế) đã ghép tim thành công mà êkip hoàn toàn là người Việt Nam. Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, về ghép thận, chúng tôi có một quy trình riêng gồm ba kỹ thuật lớn: cắt thận của người cho sống bằng kỹ thuật nội soi rất đơn giản và ghép thận; chuyển vị mạch máu; nối nội quản của thận ghép vào trong bàng quang bằng kỹ thuật ít biến chứng hơn phương pháp thông thường. Ba kỹ thuật cắt thận, nối mạch máu, nối niệu quản tạo thành cụm kỹ thuật liên hoàn mang đặc tính của Bệnh viện Chợ Rẫy. Kỹ thuật này đã thành công qua nhiều ca và chúng tôi đã báo cáo ở các hội nghị quốc tế. Các chuyên gia hàng đầu về ghép tạng đánh giá tốt. Hiện đang có một học viên ở Bờ Biển Ngà và hai học viên ở Hàn Quốc đến học về ghép thận tại Chợ Rẫy.

* Trong lĩnh vực ghép tạng, chúng ta còn những vấn đề lớn nào?

Hội nghị có sự tham gia của Hội Ghép tạng thế giới do chủ tịch hội (GS Frank Delmonico) dẫn đầu đoàn 11 người là những chuyên gia hàng đầu thế giới về ghép tạng và hơn 500 lãnh đạo các bệnh viện, chuyên gia trong ghép tạng Việt Nam.

- Tại hội nghị, 2/3 bài báo cáo là của các chuyên gia ghép tạng bậc nhất thế giới. Trong đó 1/2 là vấn đề điều trị săn sóc sau ghép tạng. Với Việt Nam, điều trị sau ghép rất khó, còn mới, vì liên quan đến ức chế miễn dịch và có vô số biến chứng khó chúng ta phải khắc phục. Với thế giới, kỹ thuật điều trị sau ghép luôn luôn đổi mới, chúng ta phải bắt kịp. Chúng ta cần có một đội ngũ bác sĩ chuyên về điều trị nội khoa sau khi ghép.

Qua hội nghị này chúng ta biết rõ năm năm nữa phải làm gì để đáp ứng nhu cầu bức thiết về ghép tạng, tăng được số ca ghép trong nước để người dân không phải ra nước ngoài. Ghép tạng ở nước ngoài chi phí rất đắt nhưng không hợp pháp nên làm vội vã, không ít người tiền mất tật mang. Nhu cầu được ghép ở Việt Nam hiện rất lớn nhưng số ca thực hiện được không nhiều. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến là đầu tư mấy chục năm tuyên truyền cho người dân về yêu cầu của y học trong vấn đề này. Kết quả, người dân hiểu tốt và ủng hộ, tạo bước tiến bộ lớn trong việc ghép tạng. Việt Nam chưa làm được điều này. Muốn làm được phải tạo tâm lý tốt cho người dân, gọi là văn hóa cứu người nhân đạo.

* Nhưng tâm lý của nhiều người vẫn nghĩ rằng khi cho đi một quả thận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe?

- Theo y học chứng cứ, một người hoàn toàn có thể sống bằng một quả thận. Nhưng người bác sĩ phải rành về thận học, phải biết chắc hai quả thận này có bình thường hay không thông qua các xét nghiệm. Một người với một quả thận khỏe mạnh còn lại vẫn đảm đương giúp họ sinh con, chống chọi bệnh tật và lao động bình thường. Chúng tôi đã mổ trên 300 ca ghép thận nhưng 20 năm qua chưa ai chết vì cho thận hay biến chứng về suy thận. Trên thế giới, tỉ lệ này là 1%.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

PGS.TS TRẦN NGỌC SINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên